Đến dự hội thảo có các nhà khoa học trong lĩnh vực văn hóa, lãnh đạo một số Bảo tàng, Ban quản lý di tích, Trung tâm văn hóa lớn trên địa bàn Hà Nội: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Quảng Ninh, Di tích Nhà tù Hỏa lò, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khảo cổ học, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam và cán bộ giảng viên, sinh viên Khoa di sản văn hóa.
Hội thảo đã lắng nghe nhiều ý kiến phát biểu, chia sẻ, góp ý đầy tâm huyết của các nhà quản lý, các chuyên gia và các thầy cô giáo trong việc đưa ra những giải pháp thiết thực trong quá trình đào tạo để trang bị đầy đủ và tốt nhất về lý luận và thực tiễn cho sinh viên.
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam với chức năng: bảo tàng, lưu trữ, thư viện và viện nghiên cứu, có tổ chức và hoạt động kết hợp đa dạng, nhuần nhuyễn từ khâu công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, lưu trữ tài liệu hiện vật đến công tác trưng bày và phát huy giá trị di sản các các nhà khoa học, đã trở thành một địa chỉ tin cậy của Khoa Di sản văn hóa, trường Đại học Văn hóa. Từ năm 2011 đến nay, mỗi năm Khoa Di sản văn hóa đều gửi sinh viên đến đây thực tập, góp phần hoàn thiện quá trình đào tạo của Khoa.
Tham dự Hội thảo, ThS Trần Bích Hạnh – Giám đốc điều hành Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam phát biểu: Cơ sở đào tạo nên cập nhật những lý thuyết, kiến thức và phương pháp mới nhất trong nghiệp vụ bảo tàng ở trong và ngoài nước để sinh viên có cơ hội tiếp cận kiến thức hữu ích vận dụng sau khi ra trường. Bên cạnh truyền thụ các kiến thức chuyên môn, sinh viên cũng cần được đào tạo toàn diện, giúp các em phát huy nhiều hơn tính năng động và sáng tạo.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo
ThS Trần Bích Hạnh phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo
TS Nguyễn Sĩ Toản – Trưởng khoa Di sản văn hóa phát biểu
Ảnh lưu niệm Khoa Di sản văn hóa và các vị khách mời
Phan Thị Tuyết