Tháng 3 năm 1973, sau khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam, PTS Lê Thạc Cán- Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ cùng GS.TS Nguyễn Văn Hiệu (chuyên ngành Vật lý), PTS Trần Trí- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế của Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước tham dự Hội nghị “Tái thiết ở Việt Nam, trách nhiệm của khoa học Phương Tây” tại trường Đại học Birbeck (thuộc trường Đại học Tổng hợp Luân Đôn), Vương quốc Anh.
Để chuẩn bị nội dung tham gia hội nghị, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã tổ chức một cuộc họp để trưng cầu ý kiến các trường đại học ở Hà Nội về các yêu cầu cần giúp đỡ từ các nước phương Tây. Các đề xuất này tập trung chủ yếu vào việc cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và một số yêu cầu cụ thể về phát triển sản xuất chăm sóc đời sống của nhân dân
Đoàn đại biểu Việt Nam đi tàu hỏa đến Bắc Kinh, Trung Quốc, sau 3 ngày chờ máy bay, các ông lên đường sang Matscova, và sau 4 ngày các ông mới xin được visa tiếp tục sang Anh.
Chủ trì tổ chức Hội nghị là Hiệp hội Vì trách nhiệm Xã hội của Khoa học của Anh. Vụ trưởng Trần Trí thay mặt đoàn Việt Nam trình bày về những cố gắng của giáo dục ở nước ta trong thời chiến, bên cạnh đó là những mong muốn được giúp đỡ về đào tạo, trang thiết bị. Với vai trò là Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu khoa học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, ông Lê Thạc Cán đã phát biểu khái quát về nguyên vọng và yêu cầu hợp tác về đào tạo và nghiên cứu của một số trường đại học ở miền Bắc Việt Nam. Hội nghị đã đi tới kết luận chung là các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học ở một số nước phương Tây cần cùng nhau tìm hiểu yêu cầu cụ thể và phương thức hợp tác với Việt
Sau hội nghị, ban tổ chức của nước chủ nhà cử người dẫn đoàn cán bộ Việt
Sau khi kết thúc chuyến làm việc tại Vương quốc Anh, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật vì Việt
Đoàn đại biểu Việt Nam đã có những cuộc họp quan trọng với Ban Giám hiệu nhà trường, các giáo sư, giảng viên và đông đảo sinh viên của trường Đại học Amsterdam, Đại học Kỹ thuật Delft, Đại học Nông nghiệp Wageningen, Đại học Groningen, Đại học Leiden…Tại đây, phái đoàn của ta ngỏ ý được Hà Lan giúp đỡ các ngành khoa học thực nghiệm, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, nông nghiệp và y học.
Đại diện phía Hà Lan bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ các trường đại học Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh như tiếp nhận sinh viên, giảng viên đại học Việt Nam sang học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học…Cụ thể, đại diện của trường Đại học Amsterdam và Đại học Leiden nói có thể nhận một cán bộ Việt Nam đến học tập tại phòng nghiên cứu về nhiệt độ thấp mang tên Kamerlingh Onnes- Nhà khoa học Hà Lan đã được Giải thưởng Nobel năm 1908.
Trở về Việt Nam, ông Lê Thạc Cán báo cáo công việc trong chuyến đi với GS Tạ Quang Bửu- Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và các lãnh đạo của Bộ. Ông Trần Trí và Nguyễn Văn Hiệu có trách nhiệm báo cáo với GS Trần Đại Nghĩa- Chủ tịch Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Trước những băn khoăn của GS Tạ Quang Bửu về sự giúp đỡ của Hà Lan trong lúc nước ta đang chiến tranh, PTS Lê Thạc Cán đã giải thích rằng ở Hà Lan, các trường đại học ở Hà Lan có thể hoạt động độc lập và chủ động giúp đỡ các nước khi cần. Theo ông Cán, sự hợp tác với Hà Lan sẽ tạo cơ hội phát triển các ngành khoa học còn phôi thai ở Việt Nam như khoa học kỹ thuật… đặc biệt trong tình hình thực tế của đất nước nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài thì khó lòng có thể thực hiện được. Trước những lý giải ông Lê Thạc Cán đưa ra cùng với những thông tin tìm hiểu được, GS Tạ Quang Bửu nhận lời hợp tác với các trường đại học ở Hà Lan.
GS.TS Lê Thạc Cán kể về quá trình hợp tác đại học Việt Nam-Hà Lan
Để tập trung vào những điểm mạnh của các trường đại học ở Hà Lan, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã tổ chức thêm một cuộc họp lấy ý kiến của các trường đại học về nội dung và cách thức hợp tác. Theo Bộ trưởng thì Việt
Cuộc họp được diễn ra sôi nổi, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã kết luận đề xuất theo 3 hướng: nghiên cứu và triển khai về ngành Vi điện tử, Vật lý nhiệt độ thấp và Nông nghiệp thâm canh trong điều kiện thiên nhiên không thuận lợi. Việc phân công giữa các trường đại học được tham gia hợp tác như sau: Vi điện tử sẽ do trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì; Vật lý nhiệt độ thấp sẽ do trường Đại học Tổng hợp Hà Nội chủ trì; Thâm canh nông nghiệp và Cải tiến chăn nuôi sẽ do các trường Đại học Nông nghiệp 1, 2 chủ trì; Công trình Thuỷ lợi sẽ do trường Đại học Xây dựng chủ trì.
Trước những đề xuất của các trường đại học miền Bắc Việt Nam, đầu năm 1975 trường Đại học Amsterdam và trường Đại học Tổng hợp Leiden đã tiếp nhận 5 nhà khoa học Việt Nam sang đào tạo, nghiên cứu ở hai lĩnh vực Vật lý nhiệt độ thấp và Kỹ thuật vi điện tử: TS Vũ Đình Cự, TS Thân Đức Hiền, TS Nguyễn Xuân Chánh, TS Lê Khắc Bình và Nguyễn Đức Thừa.
Thực thi nhiệm vụ do Bộ trưởng Tạ Quang Bửu giao phó, PTS lê Thạc Cán đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh hiện tại. Quan trọng hơn, để chuẩn bị phòng thí nghiệm và các trang thiết bị như kính hiển vi điện tử cho các cán bộ đi học ở Hà Lan trở về nước thực hành, PTS Lê Thạc Cán đã đề xuất lên Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch đầu tư để mua kính hiển vi điện tử.
Vào cuối năm 1973 Quốc hội Hà Lan quyết định dành một khoản kinh phí 2 triệu USD viện trợ cho việc phát triển khoa học và công nghệ các trường đại học ở Việt Nam và tổ chức NUFFIC[3] quản lý khoản kinh phí đó. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp là cơ quan đã tiếp nhận sự viện trợ này và ông Lê Thạc Cán- Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Khoa học của Bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ cung cấp tài chính từ nguồn viện trợ khi được Bộ trưởng phê duyệt.
Trước khi tài trợ cho Việt Nam, năm 1978 UFFIC đã cử một đoàn chuyên gia đến Việt Nam để xem xét khả năng thực hiện các đề xuất của Việt Nam. Bộ cũng đã quyết định thành lập một Ban Hợp tác với các đại học Hà Lan (Comité de Coopération avec les Universités Néerlandaises – CCNU) và ông Lê Thạc Cán là Trưởng Ban chỉ đạo việc hợp tác và giao dịch cần thiết với phía Hà Lan.
Trên cơ cở là người hiểu rõ về tình hình các trường đại học ở miền Bắc Việt Nam, Ba Hợp tác đã đưa đoàn chuyên gia đến tham quan các trường: trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Nông nghiệp 2, “Việc lựa chọn các trường đại học có trang thiết bị thiếu thốn, hệ thống giáo dục chưa hoàn chỉnh để Hà Lan thấy được ý nghĩa cấp bách, tầm quan trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống đại học Việt Nam trong nhiệm vụ khôi phục, xây dựng đất nước và tài trợ cho nước ta”[4].
Khi đến tham quan trường Đại học Nông nghiệp 2, GS Van der Plas- Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp Wageningen, Hà Lan đã rất ngạc nhiên về cách gieo hạt không đồng nhất, lúc ném mạnh, lúc thả nhẹ của sinh viên thực tập. Trả lời thắc mắc của giáo sư về những động tác đó, cô sinh viên giải thích: Khi gieo hạt tôi đi chân đất nên biết rõ được độ mềm rắn của đất nên động tác gieo hạt đã tuỳ thuộc tính chất đó của đất. GS Van der Plas đã tỏ ra rất hài lòng với cách dạy và học thông qua trải nghiệm này nên đã đề xuất muốn cử một số sinh viên của trường Wageningen đến trường Đại học Nông nghiệp 2 học tập. Kết thúc chuyến làm việc, đoàn đại diện NUFFIC, Hà Lan hứa sẽ chuẩn bị tốt việc triển khai hợp tác.
Từ sau đợt làm việc này, một số trường đại học quan trọng của Hà Lan đã chính thức triển khai hợp tác công nghệ, khoa học tự nhiên và cả khoa học xã hội với các trường đại học của Việt Nam. Đã có khoảng 400 giảng viên, kỹ thuật viên, sinh viên cao học Việt Nam tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện với thời hạn từ nửa năm đến vài năm tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở Hà Lan. Về phía Việt Nam cũng đã đón nhận khoảng 150 các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên Hà Lan đến giảng dạy, nghiên cứu, thực tập và học tập.
“Sự hợp tác giữa các trường đại học Việt
[1] Ủy ban do một số nhà khoa học trẻ và sinh viên Hà Lan thành lập năm 1971. Các thành viên của Ủy ban đã nghiên cứu, thử nghiệm chế tạo các máy móc, dụng cụ y tế, thiết bị điện ảnh phục vụ nhân dân các vùng đang là mục tiêu đánh phá, đàn áp của quân đội Mỹ ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
[2] Phỏng vấn GS.TS Lê Thạc Cán, 2-7-2014.
[3] Tổ chức NUFFIC là cơ quan điều hành hợp tác quốc tế về đại học với các nước đang phát triển của Chính phủ Hà Lan.
[4] Phỏng vấn GS.TS Lê Thạc Cán, 5-9-2014.
Nguyễn Thị Phương Thúy
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt