Hướng dẫn phương pháp viết bài nghiên cứu khoa học





Sau gần 10 năm hoạt động và phát triển, đến nay công tác nghiên cứu sưu tầm tại Trung tâm đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trung tâm đã tổ chức nhiều chuyên đề nghiên cứu lịch sử cuộc đời nhà khoa học, xuất bản hai ấn phẩm “Di sản ký ức của nhà khoa học” (6 tập) và “Những câu chuyện hiện vật” (3 tập), khai trương trưng bày đầu tiên "Khát vọng học hỏi và sáng tạo"…Tuy nhiên đó mới chỉ là những bước đi ban đầu trên con đường nghiên cứu và trưng bày mà các nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm đã xác định dấn thân. Để nâng cao trình độ, khả năng viết của nghiên cứu viên, Trung tâm đã mời TS Lưu Hùng chia sẻ về cách viết bài nghiên cứu khoa học.

TS Lưu Hùng chia sẻ kinh nghiệm viết bài nghiên cứu của mình sau 38 năm công tác

Trong hơn hai giờ đồng hồ, TS Lưu Hùng hướng dẫn cụ thể các bước để viết một bài nghiên cứu khoa học, bao gồm: Xác định chủ đề, lịch sử vấn đề, kết cấu, yêu cầu chung về sưu tầm tư liệu, cách sử dụng tư liệu, kỹ thuật viết… Trong mỗi bước triển khai, ông nhấn mạnh những lưu ý từ các yếu tố nhỏ nhất để góp phần làm nên chất lượng bài viết. Trao đổi về công tác làm khoa học, ông chia sẻ với các nghiên cứu viên Trung tâm: Vấn đề lý thuyết thì rất cơ bản, các bạn ít nhiều đã được tiếp cận, nhưng để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn mới là vấn đề khó. Ông đã đúc kết lại kinh nghiệm của mình để viết được một bài nghiên cứu khoa học cần ba cụm từ “Công phu, nghiêm túc, khoa học”.

Để có bài viết tốt cần phải có tư liệu tốt, diễn giải tốt

Đây là một trong những hoạt động đào tạo được Trung tâm tổ chức thường xuyên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu sưu tầm tại Trung tâm và định hướng những vấn đề chuyên môn phù hợp với từng giai đoạn phát triển mới của Trung tâm. 

 Nguyễn Thành