Sinh ra trong một gia đình trí thức lớn, là con trai duy nhất của học giả, nhà dân tộc học – GS Nguyễn Văn Huyên, PGS .TS Nguyễn Văn Huy đã dành hơn 30 năm khai phá con đường đi của mình là bảo tàng học và nghiên cứu di sản. Tiếp bước con đường nghiên cứu dân tộc học của cha, nhưng rồi nhiều điều kiện chủ quan và khách quan đã đưa ông đến với hướng đi riêng của cuộc đời mình. Tên tuổi của ông gắn liền với việc xây dựng và phát triển Bảo tàng Dân tộc học Việt
Với giới bảo tàng, ông được coi là một người đi tiên phong trong việc tiếp thu nhiều quan điểm mới mẻ về bảo tàng học trên thế giới và vận dụng nhuần nhuyễn vào Bảo tàng Dân tộc học, góp phần tạo nên những biến đổi mang tính bước ngoặt về bảo tàng ở Việt Nam. Đặc biệt là việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong bảo tàng, biến bảo tàng từ một “ngôi nhà chứa-đựng-bày các hiện vật” thành một cơ quan nghiên cứu khoa học đúng nghĩa, làm cho các hiện vật sống lại qua các nghiên cứu. Ông còn góp phần làm cho các bảo tàng thành một không gian giáo dục, giao lưu, đối thoại thích hợp với nhiều nhóm xã hội khác nhau.
Với giới khoa học, Nguyễn Văn Huy được biết đến là một con người có nhiều ý tưởng mới lạ và sự mạnh dạn thực hiện các ý tưởng mới đó một cách kiên quyết, khoa học. Tuy nhiên, nhiều ý tưởng mới của ông không phải khi nào cũng nhận được sự ủng hộ từ đầu mà ngược lại, thường gặp nhiều gian truân trong quá trình thực hiện. Nhưng điều đó không phải là những bận tâm của ông. Như ông thường nói: “Chọn một việc có ý nghĩa cho xã hội, với động cơ trong sáng và toàn tâm toàn lực làm việc góp phần làm cho xã hội tốt đẹp để cảm thấy mình có ích thì có gì để phải lo sợ”.
Năm 2008, khi Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam ra mắt giới khoa học và xã hội, nhiều người cho rằng đó là một “ý tưởng điên rồ”: Các tiến sĩ có gì mà nghiên cứu, bảo tồn. Gay gắt hơn nữa, nhiều người còn lo sợ chính hoạt động của Trung tâm này sẽ khuyến khích thêm thói háo danh và chạy đua bằng cấp của một bộ phận trong xã hội hiện tại. Báo chí và dư luận xã hội lúc đó đã đưa ra những ý kiến phản ứng dữ dội về việc làm này của ông cùng các cộng sự. Nhà văn Nguyên Ngọc viết: “Tôi hình dung với số lượng tiến sĩ đã có – và sẽ còn có theo kế hoạch đào tạo vài trăm ngàn tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo -, hẳn số lượng các bia đá phải nhiều gấp chục lần số bia đá ở Văn Miếu Hà Nội (chẳng chơi, một kỷ lục ghi-nét mới của Việt Nam, chắc hẳn thế giới không sao theo kịp!). Trên những tấm bia đá mà hàng ngàn con rùa tội nghiệp sẽ phải còng lưng vốn đã còng của chúng để đội đó, hẳn các nhà chủ trương và thực hành Văn Miếu hiện đại sẽ khá lúng túng trước trường hợp Tạ Quang Bửu. Nhất định là ông không thể có mặt trên bảng vàng bia đá đó rồi, bởi ông thuộc một nền văn hóa khác, nền văn hóa của tri thức thật sự, chứ không phải của tri thức bằng cấp tràn lan đang là tai nạn xã hội của chúng ta bây giờ” [1]. Hay từ nước ngoài, GS.TS Bùi Trọng Liễu (Pháp) cũng bày tỏ ý kiến: “Tôi lấy lòng thành mà nêu ý kiến trước công luận, vì thanh danh của quê hương cũ, không hề có ý vô cớ mỉa mai. Còn coi đây là lời can (việc thành lập) hay không – nhưng tất nhiên không phải là lời đồng tình – thì xin để tùy ý người đọc xét” [2].
PGS Nguyễn Văn Huy nói về ý nghĩa của từng bức ảnh tư liệu cho các nghiên cứu viên trẻ tại Trung tâm
Đứng trước những ý kiến phản đối cũng như ủng hộ của nhiều người, với tư cách là lãnh đạo chuyên môn của Trung tâm, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đã chèo lái con thuyền mới nhổ neo vượt qua những sóng gió bước đầu của cuộc hành trình. Như ông chỉ đạo: Chúng ta không đi tranh luận với những ý kiến trên báo chí hay với dư luận xã hội. Công việc của chúng ta là đi gặp gỡ các nhà khoa học, trình bày những ý tưởng của mình và lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học để điều chỉnh công việc cho thích hợp. Như ông chia sẻ với báo giới: “Lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn vì hầu hết các nhà khoa học hiểu lầm về mục đích hoạt động của Trung tâm nên chúng tôi thường bị từ chối khi xin được gặp gỡ, làm việc với họ. Bằng cái tâm của mình và sự trân trọng đối với các nhà khoa học, chúng tôi đã kiên trì gặp và thuyết phục họ nhiều lần, nói rõ tôn chỉ mục đích của mình để họ thấy được hoạt động của Trung tâm là hữu ích, có ý nghĩa đối với đời sống khoa học của đất nước. Từ đó, dần dần họ đã tin chúng tôi, không những đã trò chuyện cởi mở mà còn sẵn sàng trao cho Trung tâm những kinh nghiệm, những vấn đề người ta nung nấu, những di sản tích lũy trong cả một cuộc đời hoạt động khoa học” [3]. Từ phương châm đó, ông cùng các nghiên cứu viên đầu tiên của Trung tâm đã có hàng trăm buổi tiếp xúc với các nhà khoa học. Với tinh thần cầu thị, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đúng đắn từ các nhà khoa học để thay đổi nhanh chóng, ông đã đưa Trung tâm đi từng bước thận trọng và triển khai dần những chiến lược của mình. Để thể hiện rõ hơn mục tiêu và đối tượng mà Trung tâm muốn tiến hành nghiên cứu, cái tên ban đầu là Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ việt Nam đã chuyển đổi thành Trung tâm Di sản Tiến sĩ và các nhà khoa học Việt Nam vào cuối năm 2009 và đến đầu năm 2011 là Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Có ý tưởng rõ ràng và sự kiên định trong quá trình thực hiện, PGS.TS Nguyễn Văn Huy bắt tay vào việc tổ chức các công tác nghiên cứu, sưu tầm và lưu giữ tư liệu về lịch sử cuộc đời các nhà khoa học. Trước tiên là đào tạo cán bộ. Ông trực tiếp truyền đạt những ý tưởng mới, cách tiếp cận mới, truyền nhiệt huyết cho các cán bộ trẻ vừa tốt nghiệp từ các trường đại học về làm việc tại Trung tâm. Từ hướng dẫn cụ thể công tác chuẩn bị, tiến hành một buổi phỏng vấn, sưu tầm tư liệu và khai thác các câu chuyện hiện vật đến việc xử lý từng tư liệu do các nhà khoa học tặng. Hầu hết cán bộ trẻ ở Trung tâm đều là những sinh viên mới ra trường còn bỡ ngỡ. Sự bỡ ngỡ thể hiện từ tâm lý e dè khi lần đầu tiếp xúc với một nhà khoa học nổi tiếng mà mình vốn rất ngưỡng mộ đến việc tiến hành nghiên cứu, phỏng vấn, sưu tầm như thế nào, ghi chép ra làm sao, xử lý tư liệu, thông tin thu được như thế nào? Ông đã đi cùng các nghiên cứu viên để hướng dẫn cách gặp gỡ, đặt vấn đề nghiên cứu các nhà khoa học cao tuổi, cách phỏng vấn hay hướng dẫn xử lý các công việc một cách khoa học. Từ sự “cầm tay chỉ việc” tận tình của ông, các nghiên cứu viên trẻ đã dần trở thành những người có thể tiến hành độc lập các công việc một cách thành thạo.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy còn chú trọng mời những cán bộ giàu kinh nghiệm mới nghỉ từ các cơ quan nhà nước về Trung tâm để dẫn dắt các cán bộ trẻ cùng chia sẻ ý tưởng và xây dựng Trung tâm. Từ Đại tá Trần Ngọc Ánh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Phòng không-Không quân, nhà báo Nguyễn Thị Trâm, phóng viên báo Giáo dục và Thời đại được ông mời về hướng dẫn và tham gia công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tổ chức các cuộc phỏng vấn, viết bài; đến ThS Mai Phi Nga, nguyên Trưởng ban sách Kinh điển của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia được mời về phụ trách biên tập thông tin của Website Trung tâm (cpd.vn), ThS Phí Thị Mùi, nguyên Trưởng phòng Kiểm kê bảo quản của Bảo tàng Hồ Chí Minh, ThS Nguyễn Hồng Mai, nguyên Trưởng phòng kiểm kê bảo quản của Bảo tàng Dân tộc học được mời về phụ trách công tác kiểm kê bảo quản tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học được lưu giữ ở Trung tâm…Ông cũng quan tâm đến việc mời các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đến tham quan, trao đổi để học hỏi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Như ông chia sẻ: “Nghiên cứu lịch sử cuộc đời các nhà khoa học là một công việc rất mới mẻ ở Việt
Dưới sự lãnh đạo của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, sau 5 năm hoạt động (2008-2013), Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả lớn. Triết lý đơn giản của ông: Lịch sử Việt
Để tăng chất lượng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đưa các phương pháp nghiên cứu nhân học, bảo tàng học mới vào công tác thu thập dữ liệu để tạo ra nhiều nguồn tư liệu về các nhà khoa học. Những buổi phỏng vấn có chủ đề được ghi hình và ghi âm lại làm tư liệu. Mỗi buổi gặp gỡ, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu của các nhà khoa học được các nghiên cứu viên thực hiện viết nhật ký điền dã, báo cáo điền dã, các bài viết… để lưu giữ lại. Sau 5 năm hoạt động, Trung tâm đã ghi hình và ghi âm lại được hàng vạn phút tư liệu phỏng vấn các nhà khoa học kể lại những kinh nghiệm, những kỷ niệm, những suy nghĩ, trăn trở của họ về cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình. Hàng ngàn trang tư liệu báo cáo điền dã, nhật ký điền dã được lưu giữ lại cùng hàng trăm sổ ghi chép lời kể của các nhà khoa học. Đây là những tài liệu về di sản ký ức vô cùng quan trọng của các nhà khoa học.
Cùng các chuyên gia trong nước chia sẻ niềm đam mê với các nghiên cứu viên trẻ
PGS.TS Nguyễn Văn Huy và PGS.TS Vũ Thị Phụng (ngoài cũng bên trái)-Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN tại Trung tâm, 2011
Dưới sự lãnh đạo chuyên môn của ông, Trung tâm tiến hành nhiều chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm: nhóm 21 người đầu tiên được Bác Hồ và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử đi học về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật khác nhau tại Liên Xô năm 1951; các nhà Y học được đào tạo ở Trường Đại học Y Hà Nội khóa 1954-1960, các nhà khoa học kỹ thuật được đào tạo ở Đại học Bách khoa Hà Nội khóa I năm 1956, các nhà khoa học được phong hàm giáo sư đợt đầu tiên… Với những nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm tư liệu các nhà khoa học, Trung tâm đã không những lưu giữ được một nguồn tư liệu quan trọng cho lịch sử khoa học nước nhà, mà còn bước đầu giới thiệu về cuộc đời một số nhà khoa học qua những tài liệu, những câu chuyện hiện vật về cuộc đời họ. Đó là kết quả của việc kiên trì thực hiện quan điểm mà PGS Nguyễn Văn Huy đưa ra: “Các nhà khoa học dù lỗi lạc nhất cũng là con người, cũng có những khiếm khuyết, cũng có những dư luận thậm chí đàm tiếu về họ. Công việc của Trung tâm không phải là để đánh giá họ mà cung cấp cho xã hội nguồn tư liệu một cách khách quan, trung thực về họ. Nhà khoa học nào cũng có những đóng góp cho xã hội, dù ít hay nhiều, dù lớn hay nhỏ, trong đó có những điều mà họ tâm huyết nhất. Trung tâm muốn lưu giữ và kể những câu chuyện như vậy cho thế hệ tương lai”[5], .
Gần vào tuổi thất thập, dù bận rộn rất nhiều công việc nhưng ông vẫn thường xuyên chia sẻ với các nghiên cứu viên về cách khai thác một tài liệu quý mới sưu tầm được, hay cách giải quyết một khó khăn gặp phải khi đi phỏng vấn và đưa ra những ý tưởng, phương pháp làm việc mới nhằm đẩy mạnh công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật, tư liệu, thúc đẩy một hướng nghiên cứu mới. Xen lẫn vào đó là những câu chuyện khơi dậy niềm đam mê của tuổi trẻ, gợi mở cho các nghiên cứu viên trẻ những hướng đi sâu nghiên cứu khoa học gắn liền với công việc tại Trung tâm.
Những hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
Bùi Minh Hào
[2] Bùi Trọng Liễu: “Nhân đọc bài “Xin can” của nhà văn Nguyên Ngọc”.
[3] , [4] , [5] Nguyễn Văn Huy: “Bảo tồn di sản các nhà khoa học-một việc làm cấp bách”.