Năm 1965, sau khi bảo vệ thành công luận án PTS về ngành tinh dầu ở Liên Xô về nước, Nguyễn Năng Vinh bắt đầu sự nghiệp giảng dạy ở bộ môn Hóa sinh thực phẩm của Đại học Bách khoa Hà Nội. Vừa về trường thì chiến tranh phá hoại của Mỹ bắt đầu leo thang ra miền Bắc nên nhà trường phải đi sơ tán nhiều nơi. Bộ môn của ông sơ tán về Tam Đảo, Ba Vì và tiếp tục công việc dạy và học. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn mọi thứ, ông và các đồng nghiệp phải rất vất vả để soạn thảo các bài giảng cho sinh viên một ngành mới mẻ là ngành tinh dầu. May mắn là khi đi sơ tán ông kịp mang theo những tài liệu chuyên môn từ Liên Xô để sử dụng. Nhưng tài liệu này đề cập đến các loại nguyên liệu từ châu Âu mà ở Việt
Trong hai năm sơ tán , trải qua nhiều vất vả, ông và đồng nghiệp đã biên soạn 4 cuốn giáo trình chuyên ngành để giảng dạy cho sinh viên là: “Nguyên liệu tinh dầu”, “Kỹ thuật chế biến tinh dầu”, “Tổng hợp chất thơm và hương phẩm” và “Hóa học tinh dầu”. Trong đó 3 cuốn đầu tiên do ông soạn, còn cuốn thứ tư ông là chủ biên và thực hiện cùng một đồng nghiệp..
PGS.TS Nguyễn Năng Vinh cùng các đồng nghiệp và học trò (2004)
Sự nghiệp trồng người của PGS.TS Nguyễn Năng Vinh nay đã trải qua gần nửa thế kỷ. Bao lớp học trò tốt nghiệp, trưởng thành, thành công rồi nghỉ hưu… nhưng những vui buồn một đời làm thầy thì vẫn còn nguyên vẹn. Chia sẻ với nghiên cứu viên Trung tâm, ông nói trong sự xúc động: “Tôi nói câu chuyện làm thầy rất khó, không phải vì đói nghèo, thiếu thốn mà vì tầm vóc quan trọng của nó. Người thầy góp phần vào sự trưởng thành của một học trò nên nếu sai lầm thì không thể quay lại thời gian để sửa. Mỗi một thời đoạn lịch sử, làm thầy giáo đều có những khó khăn riêng. Nhưng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, thì làm một người thầy giáo tốt cũng rất khó. Bởi làm thầy không chỉ truyền đạt tri thức mà còn ảnh hưởng từ nhân cách, đạo đức”.
Bùi Minh Hào