Lễ tiếp nhận tài liệu của GS Bùi Thị Kim Quỳ

Tôi có dịp được quen biết và làm việc với PGS Lê Văn Sáu từ năm 1956 tức là ngay sau khi trường Đại học Tổng hợp thành lập và cùng lúc đó là trường Đại học Sư phạm được tổ chức lại, tôi nói như vậy là trường Đại học Sư phạm là có lịch sử trước đó kia, là nó có nguồn gốc từ trường Cao đẳng Sư phạm ở Thanh Hóa và sau đó về Hà Nội đấy mặc nhiên trở thành trường Đại học Sư phạm. Nhưng mà lúc bấy giờ tôi nói trước năm 1956 thì gọi là Sư phạm cũng được mà gọi là Văn khoa hay Khoa học cũng được vì hoàn toàn học chung với nhau chỉ có lúc cấp bằng thì một bên được học bổng thì được bằng Sư phạm một bên được cấp bằng Đại học Văn khoa hay là Khoa học. Thì lúc thành lập thì GS Phạm Huy Thông là vị Hiệu trưởng đầu tiên, PGS Lê Văn Sáu là vị Chủ nhiệm khoa đầu tiên. Thì lúc bấy giờ có một cái tình hình mà sau này nhiều người ở hai trường cũng không hiểu biết đầy đủ, tôi thấy được thể hiện trong lịch sử của mình tức là lúc đấy gọi là 2 trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Tổng hợp nhưng mà trên thực tế là hoàn toàn chung với nhau. Lúc đầu là học chung và chương trình cũng chưa tách và chỉ có là một cái phân công duy nhất là tôi nói riêng về khoa Sử thì Bộ môn Lịch sử Thế giới là tập trung về trường Đại học Sư phạm và kiêm dạy cho trường Đại học Tổng hợp còn Bộ môn Lịch sử Việt Nam là tập trung ở trường Đại học Tổng hợp và kiêm dạy cho trường Đại học Sư phạm, cho nên tôi phải hàng ngày giảng ở trường Đại học Sư phạm và PGS Lê Văn Sáu là phải sang giảng cho cả bên trường Đại học Tổng hợp.

Phải nói là tôi có rất nhiều kỷ niệm với PGS Lê Văn Sáu và chị Quỳ ở đây, ngôi nhà phố Huế của anh chị đấy là có dịp tôi đến thăm rất là nhiều lần, và có buổi làm việc cả ban đến vì 2 trường có nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau. PGS Lê Văn Sáu để lại trong tâm trí của tôi ấn tượng một nhà khoa học phải nói rất là hiền lành, cụ là người cực kỳ phúc hậu, có lẽ cả đời cụ không giận ai bao giờ cả đâu, rất cực kỳ hiền lành và có trách nhiệm rất là cao. Và trong suốt thời gian làm Chủ nhiệm khoa Sử của trường Đại học Sư phạm thì tôi nghĩ rằng PGS Lê Văn Sáu có công rất là lớn, tuy rằng phần các nghiên cứu và các ấn phẩm không là nhiều nhưng mà cái công sức để xây dựng nền tảng cho khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm thì rất lớn, ở đây dĩ nhiên là có công lao cả của Giáo sư, Hiệu trưởng Phạm Huy Thông nữa vì ông cũng là một nhà Sử học cho nên ông đặc biệt quan tâm đến ngành Sử học. Cái mà tôi đặc biệt hoan nghênh mà sau này nhiều lần làm việc với trường Đại học Sư phạm đấy tôi cũng nhấn mạnh kinh nghiệm này, GS Phạm Huy Thông và PGS Lê Văn Sáu có một điểm rất thống nhất trong cái phương hướng xây dựng và phát triển trường Đại học Sư phạm nói riêng cũng như ngành Sư phạm nói chung đấy là muốn đào tạo những giáo viên dạy phổ thông có chất lượng cao thì trước hết phải đặc biệt coi trọng khoa học cơ bản, phải có kiến thức vững vàng, phương pháp luận phải cập nhật, phải hiện đại và trên cơ sở đó thì bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở mức độ cần thiết, không lấy cái giáo pháp làm mục tiêu chủ yếu đâu mà lấy cái nền tảng của khoa học cơ bản làm cơ sở quyết định thế tôi cho rằng đây là cái phương hướng rất căn bản và  đã từng đào tạo được đội ngũ giáo viên phải nói là rất là có chất lượng và sau này là cả nòng cốt cho cả ngành Sư phạm Việt Nam. Thì PGS Lê Văn Sáu tôi nhớ mãi đấy ông đã có công xây đắp chương trình môn Lịch sử Thế giới cho cả bên Tổng hợp lẫn bên Sư phạm. Và ngoài phát triển bộ môn Lịch sử thế giới của Sư phạm thì cũng chính ông là người đã xây dựng cơ sở để tách ra xây dựng bộ môn Lịch sử thế giới cho trường Đại học Tổng hợp. Bộ môn Lịch sử thế giới của trường Đại học Tổng hợp chính là bộ môn Lịch sử thế giới của Đại học Sự phạm đẻ ra thì công của PGS Lê Văn Sáu về phương diện này phải nói rất lớn. Và Lê Văn Sáu cũng là người đầu tiên đặt cơ sở đào tạo Sau đại học từ là tổ chức các cái nghiên cứu sinh, đào tạo nghiên cứu sinh và sau đó tổ chức bảo vệ Phó tiến sĩ. Trường hợp của GS Trương Hữu Quýnh hơi đặc biệt, GS Trương Hữu Quýnh thực ra cùng học với tôi, khi mà anh được phong Phó Giáo sư sao là được phong Giáo sư đấy là phải có bằng Phó Giáo sư thì lớp của GS Trương Hữu Quýnh là có cái đặc cách là bảo vệ nhưng không phải bảo vệ bằng luận án mà bảo vệ bằng công trình, ông là người đầu tiên bảo vệ bằng công trình cái danh hiệu Tiến sĩ của mình để được công nhận là Giáo sư, thế còn sau đó các anh Nghiêm Đình Vì, các anh sau thì đi theo một chế độ nghiên cứu sinh. Thì có thể nói là cụ Lê Văn Sáu là người đặt cơ sở cả cho việc đào tạo Sau đại học đầu tiên của trường Đại học Sư phạm. Và năm 1975 sau khi chiến tranh kết thúc thì PGS Lê Văn Sáu được điều vào và cũng là phụ trách, Chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thì trong giai đoạn này chúng tôi được mời vào giảng không phải là một vài tuần mà có khi một vài ba tháng cho cả Sư phạm và Tổng hợp và lúc bấy giờ thì mối quan hệ giữa Sư phạm và Tổng hợp gắn bó với nhau rất là chặt chẽ. Và trong thời gian ở thành phố Hồ Chí Minh thì tôi muốn nhấn mạnh hôm nay có một cái cống hiến rất lớn của PGS Lê Văn Sáu là chính PGS Lê Văn Sáu cùng với GS Trần Văn Giàu là nhân vật chủ trốt có sự cổ vũ của học giả Trần Bạch Đằng nữa lập ra, sáng lập ra Hội khoa học Lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh. Lúc bấy giờ Hội khoa học Lịch sử chung của cả nước là thành lập từ năm 1964 nhưng sau khi chủ tịch là GS Trần Huy Liệu mất là năm 1969 thì Hội gần như là loạc choạc, có nhưng mà tổ chức không được chặt chẽ lắm. Năm 1987 thì tại thành phố Hồ Chí Minh GS Trần Văn Giàu đã đứng ra chủ trì để sáng lập ra Hội khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh và GS Lê Văn Sáu, GS Trần Văn Giàu, Chủ tịch danh dự và PGS Lê Văn Sáu là Chủ tịch đầu tiên của Hội khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Thì tôi phải rất cám ơn GS Trần Văn Giàu cùng PGS Lê Văn Sáu đã sáng lập ra Hội khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh và góp phần để mở rộng Hội khoa học Lịch sử trên quy mô toàn quốc, sau đó thì mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác ở Nam Bộ và mở rộng ra cả miền Trung như hiện nay. Trong thời gian làm công tác Hội thì nhờ một đức tính rất quý là quan hệ hết sức là cởi mở và hết sức là hiền từ như vậy cho nên Phó Giáo sư có vai trò là tập hợp giới Sử học ở thành phố Hồ Chí Minh, không phải chỉ các nhà Sử học ở ngoài Bắc vào mà cái điều khó khăn và quan trọng là phải tập hợp bằng được các nhà Sử học đã từng sống và hoạt động ở Sài Gòn trước đây thì PGS Lê Văn Sáu đã có công đó. Và tôi nhớ mãi một kỷ niệm là trước khi giải phóng miền Nam năm 1972 thì lúc bấy giờ đoàn 559 tức là đoàn Trường Sơn tổ chức tổng kết và tôi nhớ cái giấy mời lúc giờ là tướng Đặng Tính lúc bấy giờ là Chính ủy của 559 gửi thư ra mời GS Tạ Quang Bửu lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp nhưng mà trước đây vốn là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thì mời GS Tạ Quang Bửu vào dự lễ tổng kết nhưng mà ông Bửu không đi được thì thành lập một đoàn mà do tôi làm trưởng đoàn và PGS Lê Văn Sáu là phó đoàn để vào dự lễ tổng kết này. Phải nói đây là cái đợt đi vào dự tổng kết ngay ở núi rừng Trường Sơn và sau đó được đoàn 559 mời đi thăm phải nói tất cả vùng giải phóng ở miền Nam cho đến năm 1972 chủ yếu là Quảng Trị và chúng tôi được dự lễ trao trả tù binh năm 1972 và tiếc là các anh bây giờ, tôi chụp khá nhiều đấy nhưng mà tôi chưa, có lẽ là phải bàn giao cho anh Huy thôi để anh cố gắng cứu vãn như thế nào đó, tôi lúc bấy giờ ảnh chụp in bé tí như thế này. Thì đó là cả chuyến đi kéo dài đến gần 2 tuần, suốt cả từ lúc vào rồi đi thăm quan chiến trường Quảng Trị cho đến lúc ra và tất cả phương tiện đi là và ăn lúc bấy giờ chỉ ăn lương khô thôi, lương khô của Trung Quốc đấy. Và trên đường đi thì đấy có thể nói đấy là những ngày chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều nhất và tôi cũng có cơ hội để gặp gỡ và hiểu biết một cách sâu sắc hơn PGS Lê Văn Sáu.

Thì tóm lại hôm nay nhân dịp PGS Bùi Thị Kim Quỳ thay mặt cho cố PGS Lê Văn Sáu để bàn giao tất cả các tư liệu và hiện vật cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam thì tôi rất là hoan nghênh, hết sức là xúc động và tôi cũng muốn nhân đây nói lại một vài ấn tượng của tôi đối với PGS Lê Văn Sáu. Và tôi hết sức là hoan nghênh chị Qùy đã bàn giao tất cả hồ sơ của PGS Lê Văn Sáu cũng như của bản thân mình cho Trung tâm. Trước khi dự lễ bàn giao này tôi có được anh Huy mời đi thăm sơ bộ thôi cái kho lưu trữ chúng ta thì tôi rất mừng như vậy là cho đến nay thì cái mã số mà tôi thấy trên bàn ấy là đã có 427 hồ sơ của các nhà khoa học bàn giao cho Trung tâm của chúng ta. Như vậy là từ con số không ban đầu và cũng từ cái dấu hỏi rất lớn cái Trung tâm này có phải là địa chỉ đáng tin cậy để mà bàn giao các hồ sơ đó chưa, đây là cái băn khoăn đặt ra lúc đầu cho các nhà khoa học nhưng mà cho đến bây giờ thì ta có đủ cơ sở để khẳng định rằng trên 400 nhà khoa học, trong đó khoa học Tự nhiên có, khoa học Công nghệ có, khoa học Xã hội nhân văn có đã tin cậy bàn giao hồ sơ tư liệu của mình. Người trực tiếp bàn giao khi còn sống và có người đã mất thì gia đình đứng ra bàn giao, cái điều đó nói lên cái Trung tâm của chúng ta đã tạo ra được một cái cơ sở rất cơ bản để có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ về sau này, cái điều căn bản ở đây là đã đặt ra được niềm tin trong giới khoa học để bàn giao hồ sơ của mình, mà đây là các di sản của từng nhà khoa học gắn liền với biết bao nhiêu thành viên trong gia đình thì họ phải có niềm tin nào đó họ mới dám bàn giao hồ sơ này.

Và tôi cũng hứa bây giờ thì cũng tuổi cao nhưng vẫn chưa được nghỉ thì lúc nào mà, chừng nào mà biết không thể làm việc được thì tôi cũng sẽ bàn giao tất cả hồ sơ đó cho Trung tâm, thì xin là hoan nghênh những thành công của Trung tâm và xin cám ơn tất cả các anh các chị!

 

GS Phan Huy Lê