mẫu đá của PGS.TS Hồ Văn Chín (Viện Địa lý tài nguyên), sưu tầm khi thực hiện đề tài Điều tra cơ bản tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bình Trị Thiên, những năm 90.
PGS.TS Hồ Văn Chín gắn bó với Đồng Tháp Mười từ năm 1980 đến năm 1995. Mỗi một năm, ông cùng đồng nghiệp xuống Đồng Tháp Mười khoảng 4 đến 5 lần. Mỗi chuyến đi kéo dài chừng 1 tháng. Thuở ấy, Đồng Tháp Mười là vùng hoang vu, dân cư vô cùng thưa thớt. Khoảng vài kilomet mới có 1 chòi (nhà của dân). Vào mùa mưa, Đồng Tháp Mười ngập cao 3 đến 4 thước (mét). Muốn di chuyển, ông cùng đồng nghiệp phải chạy xuồng. Vào mùa khô, hàng ngày ông cùng đồng nghiệp đi bộ qua những cánh đồng, đầm lầy khoảng 20 kilomet. Có những ngày đi qua những cánh đồng vừa được người dân đốt rơm, rạ xong, toàn thân của chúng tôi từ mặt đến chân, tay được nhuộm màu đen của rơm, rạ cháy. Hay có những lần lội qua đầm sen, chúng tôi bị con nại sen (sâu sen màu xanh) bám vào người làm cho toàn thân sưng tấy đỏ, đau và ngứa vô cùng. Người bị ngứa do nại sen gây ra không có thuốc chữa, chỉ còn cách chịu đau và ngứa vài ngày sau sẽ giảm dần. Có những lần đi vào thực địa vào rừng sâu, chúng tôi bị vắt cắn khắp người, vắt chui vào cả những vùng kín như bẹn. Chúng tôi tuốt vắt đến đâu, máu chảy đầm đìa theo tới đó, PGS Chín nhớ lại.
Ở Đồng Tháp Mười, ông và đồng nghiệp thường mang theo bobo để ăn, nhưng nhiều lúc phải nhìn đói. Do công tác dài ngày lại mất nhiều sức do phải di chuyển xa và vất vả nên nhiều lúc ông và đồng nghiệp cũng thèm ngọt. Những lúc như vậy, đoàn công tác lại nấu một nồi cháo loãng gạo nếp để cải thiện. Trong những chuyến công tác ở Đồng Tháp Mười, không phải lúc nào đoàn cũng tìm được nhà dân để ở nhờ. Có những lúc chúng tôi phải mắc võng ở cánh đồng. Mỗi người nằm trong một chiếc võng vải và phải túm chặt miệng võng để tránh rắn và muỗi. Thuở đó, muỗi ở Đồng Tháp Mười kêu như tiếng sáo thổi. Rắn độc có ở khắp nơi. Đêm đêm nằm ngủ rắn trườn qua võng là chuyện thường.