Kế hoạch K8 (K8) có thể coi là một cuộc “Vạn lý trường chinh” có một không hai trong lịch sử quê hương, đất nước, không chỉ bởi ở mức độ gian nan, hiểm nguy rình rập, mà còn bởi đối tượng của Kế hoạch mang tính chiến lược này là những thiếu niên, nhi đồng ở độ tuổi còn rất nhỏ… Vào những năm 1965-1966, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, tăng cường khủng bố, tàn phá miền
PGS.TS Nguyễn Anh Trí là một trong số những thành viên trong đoàn sơ tán hồi đó. Ông xúc động khi kể lại những kỷ niệm về Đoàn K8: Đó là một cuộc “trường chinh” hết sức gian nan và đáng nhớ. Đoàn K8 đi trong mưa rét, bom đạn “…chủ yếu là đi bộ, trèo đèo, lội suối…, đi đêm ngủ ngày…”. Lúc đó, tuổi còn nhỏ, họ rất nhớ cha mẹ, gia đình, lại phải chịu đựng đói rét, gian khổ…nhưng nhờ sự yêu thương, chia sẻ, đùm bọc của nhân dân, của các cô chú giao liên, các anh chị phụ trách, của bạn bè. Họ đã vượt qua tất cả và trưởng thành. Được rèn luyện trong lò lửa chiến tranh như “thép đã tôi ngàn độ lửa”, trong số họ không ít người đã trở thành những “hạt giống” trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Với PGS.TS Nguyễn Anh Trí, K8 là một thời kỳ, tuy không dài, nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là chặng đường đầu đời đã tôi rèn bản lĩnh cho thế hệ trẻ, giúp ông có nghị lực trong cuộc sống, làm việc sau này.
Trong một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng cuộc trò chuyện về những ký ức không thể quên của PGS Nguyễn Anh Trí đã để lại những cảm xúc sâu sắc, đặc biệt đó là những trải nghiệm thực tế sinh động, những bài học vô cùng hữu ích trong cuộc sống, trong học tập và công tác đối với cán bộ nghiên cứu trẻ của Trung tâm.
PGS.TS Nguyễn Anh Trí hồi tưởng lại cuộc hành trình K8
PGS.TS Nguyễn Anh Trí và nhà báo Nguyễn Thị Trâm
Câu chuyện về một thời K8 thật sự cuốn hút cán bộ Trung tâm
Nguyễn Thị Thành
Trung tâm Di sản các Nhà khoa học Việt