Năm 1963, sau khi tốt nghiệp trường ĐH Bách Khoa HN, ông Phạm Xuân Yên được giữ lại trường giảng dạy tại tổ chuyên môn Silicat, bộ môn Hóa kỹ thuật[1].
GS.TS Phạm Xuân Yên (trái) giới thiệu với NCV của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam loại vật liệu mới ông đang nghiên cứu.
Không đăng kí tham gia bất kỳ đề tài nghiên cứu cấp nhà nước nào nhưng những dấu ấn của ông trong ngành sản xuất gốm sứ khá rõ. Đó là những đóng góp của ông với các nhà máy sản xuất như: đưa ra sáng kiến sử dụng cao lanh phong hóa (sơ cấp) trong sản xuất gốm sứ cao cấp, sản xuất gạch chịu lửa để xây dựng các lò luyện cao (1980) và gạch chịu axit cung cấp cho công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (1991). Ngoài ra, ông còn làm tư vấn kỹ thuật cho nhiều nhà máy như: Nhà máy gạch Hồng Hà, Hà Nội; Công ty Cổ phần Trung Đô, Nghệ An sản xuất ngói gốm sứ nữ hoàng…
Là người đam mê nghiên cứu khoa học ứng dụng nên bên cạnh lĩnh vực gốm sứ, PGS.TS Phạm Xuân Yên còn đang nghiên cứu về một loại vật liệu mới không cháy, không mối mọt ứng dụng trong ngành xây dựng.
Lê Thị Lợi
[1] Nay là bộ môn Công nghệ Vật liệu Silicat (gồm 4 lĩnh vực: xi măng và chất kết dính, gốm sư, vật liệu chịu lửa, thủ tinh), Viện Kỹ thuật hóa học, trường ĐH Bách khoa HN.