Nhà nghiên cứu dân tộc học Nguyễn Hữu Thấu (1916-2002), là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu Tây Nguyên. Ông hoạt động ở Tây Nguyên từ (sau Cách mạng tháng Tám). Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, (Sau 1954) ông công tác tại Viện Sử học (thuộc..?) Với vốn kiến thức có từ thời chiến đấu ở Tây Nguyên, ông tiếp tục vào nghiên cứu và trở thành một trong những người khởi đầu cho nghiên cứu Tây Nguyên (từ sau kháng chiến chống Pháp.) Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thấu tập trung vào các vấn đề văn hóa, xã hội Tây Nguyên, đặc biệt là những nghiên cứu về Khan Đăm Săn(San?) và Khan Ê Đê.
Khối di cảo khoa học của Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thấu khá đa dạng về loại hình. Bao gồm hàng chục cuốn sổ ghi chép điền dã từ những năm 1957; bản thảo công trình nghiên cứu về Tây Nguyên, mà nhiều nhất là Khan Đăm Săn. Đặc biệt là khối bản thảo dịch tác phẩm “Xã hội Cổ đại” – công trình ông tâm huyết cả đời mình – với hơn hai mươi lần sửa chữa, đối chiếu qua các bản tiếng Nga, bản gốc tiếng Anh. Chúng tôi băn khoăn với câu hỏi: một công trình công phu đến vậy mà sao đến nay chưa xuất bản?
Ngoài các tài liệu, bản thảo, gia đình còn trao cho Trung tâm máy ảnh, máy chữ, giấy tờ cá nhân, ảnh tư liệu… liên quan đến cuộc đời hoạt động khoa học và xã hội của ông. Với hàng ngàn tài liệu hiện vật rất có giá trị trong nghiên cứu khoa học, việc lưu giữ là một vấn đề gia đình luôn lo lắng. Bà Nguyễn Thị Chinh, phu nhân của Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thấu tâm sự: “Từ ngày ông mất, toàn bộ những di cảo ông lưu giữ cả cuộc đời được gia đình để vào trong tủ gần bàn thờ của ông. Tuy nhiên gia đình chúng tôi cũng rất lo lắng chưa biết phải làm gì với nó, mà cũng chưa biết chuyển cho ai… Nay có thể gửi tặng Trung tâm lưu giữ và sử dụng vì mục đích khoa học, chúng tôi rất vui mừng. Nếu ông nhà tôi mà biết được chắc ông cũng vui mừng lắm…”
Hiện nay, toàn bộ khối tư liệu di cảo khoa học của Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thấu đang được phân loại, kiểm kê và bảo quản tại Trung tâm Di sản các Nhà khoa học Việt Nam.
Bùi Minh Hào