Một hình thức học lịch sử

Bước sang tuổi 73, PGS.TS Phan Túy vẫn bận rộn công việc quản lý với cương vị là Hiệu trưởng trường Cao đẳng Asean. Lần đầu tiên biết đến hoạt động của Trung tâm, nhưng qua sự giới thiệu, PGS.TS Phan Túy cho biết công việc này rất ý nghĩa. Theo ông, Trung tâm không chỉ là địa chỉ để thế hệ mai sau nghiên cứu, học tập mà đây còn là một trong những hình thức học lịch sử thông qua việc tiếp cận nghiên cứu lịch sử cuộc đời của các nhà khoa học thuộc nhiều thế hệ khác nhau.

PGS.TS Phan Túy

Cũng trong buổi làm việc, PGS.TS Phan Túy kể câu chuyện ông được cử về làm công tác giảng dạy tại Bộ môn Hóa đại cương hữu cơ, trường Đại học Dược Hà Nội: “Năm 1962, tôi được cử sang học chuyên ngành Hóa tại trường Đại học Tổng hợp Kishinhop, Liên Xô. Khi đang học năm thứ 4, tôi biết được thông tin sẽ về công tác tại Bộ Y tế, nhưng đến năm thứ 5, tôi lại nhận được tin về trường Đại học Dược Hà Nội, do đó tôi rất bất ngờ. Năm 1967, tôi về trường giảng dạy, lúc đầu tôi còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa biết mình sẽ giảng như thế nào, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các thầy Đỗ Tất Lợi, Trương Công Quyền, Đàm Trung Bảo, Đặng Hanh Phức… tôi đã nhập cuộc và thực hiện tốt công việc được giao”.

PGS.TS Phan Tuý chia sẻ điều ông tâm đắc và trăn trở mãi là làm thế nào để nghiên cứu được các tá dược nhằm nâng cao chất lượng của thuốc.

Hoàng Thị Liêm

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam