Mặc dù GS.TS Trần Ngọc Chấn rất thịnh tình với chương trình làm việc của Trung tâm, còn tôi thì rất háo hức được gặp gỡ và lắng nghe những hồi ức của ông, song những chuyến đi công tác và những cuộc hội thảo khoa học triền miên đã khiến cho cuộc gặp gỡ của ông và tôi cứ bị “khất lần”. Và rồi, trong buổi làm việc đầu tháng 8 vừa qua, những ký ức riêng – chung cứ tràn ra đầy sống động trong lời kể của người trong cuộc.
”Nước rút” ngoạn mục trên hành trình tập kết
Tháng 7-1954, tin vui từ Hiệp định Genève lan truyền khắp cả nước. Toàn tỉnh Bình Định tổ chức lễ mừng chiến thắng tại sân bay dã chiến Phù Cát. Người dân khắp nơi kéo về hưởng ứng. Sau một tuần tham gia phục vụ các công việc quét dọn, khuân bàn ghế, làm panô, căng biểu ngữ…, Trần Ngọc Chấn cùng với hơn 50 học sinh lớp 8 của trường Nguyễn Huệ Nam[1] lại trở về với lớp học tuềnh toàng nơi vùng núi hẻo lánh phía Tây tỉnh Bình Định. Những ngày nô nức phấn khởi với trống reo, cờ mở, với băng rôn, biểu ngữ mừng hòa bình đành nhường chỗ cho những lo lắng, suy tư về bài học còn dang dở của lớp học tản cư…
Thế rồi, vào cuối buổi học một ngày đầu tháng 11-1954, thầy Hiệu trưởng Ngô Chanh bước vào lớp thông báo danh sách những học sinh được tập kết ra Bắc và sẽ lên đường ngay đầu giờ chiều hôm ấy. Sau một hồi im lặng ngơ ngác, bầu không khí trong lớp trở nên xôn xao với những tiếng rì rầm nhỏ to: Tập kết là gì? Tập kết để làm gì? Tại sao một số bạn không được tập kết?… Thời gian quá gấp gáp, Trần Ngọc Chấn cùng những học sinh trong diện tập kết không kịp chuẩn bị thêm bất cứ thứ gì, ngoài bộ quần áo đang mặc trên người. Thậm chí còn không kịp báo tin cho gia đình. Dù vậy, trong lòng cậu học trò Trần Ngọc Chấn vẫn háo hức, vui mừng.
Đoàn học sinh Khu V tập kết dừng chân tại Nghệ An, tháng 11-1954
Sau bữa cơm trưa, đoàn học sinh được lệnh đi bộ từ Cát Hiệp ra đường số 1 để tới thị trấn Bình Định[2], rồi men theo con đường đất xuống cảng Quy Nhơn trước khi lên tàu hành trình ra Bắc. Buổi chiều, đoàn dừng chân ở một căn nhà ven đường, gần ngã 3 tại thị trấn Đập Đá để nghỉ ngơi, ăn uống. Từ đây có một con đường đi về thôn Thuận Thái (Chợ Rượu) – nơi gia đình Trần Ngọc Chấn đang sinh sống, cách chừng 3-4km. Ông xin phép trưởng đoàn về tạm biệt gia đình và được đồng ý. Trần Ngọc Chấn về đến nhà cũng là lúc trời sẩm tối. Căn nhà vắng vẻ chỉ có mẹ ở nhà. Ông nhớ lại: Tôi chỉ găp được khoảng 5-10 phút rồi phải đi luôn. Mẹ tôi vô cùng bất ngờ, nhưng vẫn dặn dò tôi cố gắng học tập tốt, đồng thời xếp vội cho tôi ít quần áo và 1 chỉ vàng. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh mẹ con lưu luyến với lời hẹn sau 2 năm sẽ đoàn tụ. Không ngờ lại kéo dài tới hơn 20 năm[3].
Từ biệt mẹ, Trần Ngọc Chấn tức tốc quay trở lại địa điểm đoàn dừng chân nhưng mọi người đã tiếp tục cuộc hành trình từ lâu. Một cảm giác hoang mang, lo lắng ập tới. Ông quyết định chạy bộ dọc theo quốc lộ 1 để đuổi theo đoàn. Những suy nghĩ mông lung và dự cảm về tương lai cứ chập chờn theo từng bước chạy. Sau hơn 10 cây số chạy bộ, Trần Ngọc Chấn cũng đuổi kịp đoàn. Dù mệt đến kiệt sức, ông vẫn cố bám theo đoàn tiến về phía cảng Quy Nhơn.
Đêm hôm ấy, đoàn nghỉ lại một căn nhà 2 tầng, đến khoảng 2-3 giờ sáng lại được đánh thức để ra bến cảng Quy Nhơn. Từ đây, đoàn tập kết được chia thành từng tốp lên các tàu cá ra ngoài khơi, sau đó lên tàu của Na Uy ra Bắc.
Trong suốt cuộc hành trình lênh đênh trên biển, Trần Ngọc Chấn rơi vào trạng thái mê man, mệt mỏi vì say sóng. Xung quanh có rất đông người, đủ mọi thành phần, lứa tuổi cũng đang nằm la liệt khắp sàn tàu. Ngoài trời “chỉ thấy mênh mông sóng nước, không biết mình đang ở đâu”. Cuối cùng con tàu cũng cập bến Cửa Hội, Nghệ An. Đoàn tập kết được đón chào bởi những người nông dân mặc áo nâu sồng, trò chuyện với nhau rôm rả bằng chất giọng “không thể nào hiểu được”, nhưng hết sức thân thiện và tình cảm.
Nhịn ăn trong ngày thi Đại học
Sau 2 năm học tập tại trường Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An), năm 1956 Trần Ngọc Chấn hoàn thành chương trình phổ thông. Ông cùng với đoàn học sinh tập kết được đưa ra Hà Nội bằng xe tải, để chuẩn bị thi vào đại học. Đoàn đặt chân tới Hà Nội sau 3 ngày hành trình, và được nghỉ tại một căn nhà trên phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến). Ngay sáng hôm sau, tất cả học sinh được đưa đến trường Trưng Vương để thi mà không có thời gian chuẩn bị, ôn bài. Thậm chí, lúc bấy giờ Trần Ngọc Chấn mới biết mình được sắp xếp thi ngành Xây dựng của trường Đại học Bách khoa, bởi một lý do hết sức đơn giản: Thời kỳ đó chúng tôi không có sự lựa chọn cá nhân, tất cả đều phải tuân theo sự phân công của Nhà nước nhưng không một ai kêu ca, phàn nàn [4].
Sau bài thi buổi sáng, đoàn được đưa về nơi ở để ăn trưa, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, Trần Ngọc Chấn đã gặp phải một sự cố: Vì là dân nhà quê mới ra thành phố, nhìn thấy cái gì cũng hay, cũng hấp dẫn cho nên tôi không theo kịp đoàn, đi lạc. Tôi còn nhớ mình đã đi một vòng hồ Gươm. Do không nhớ chỗ mà cả đoàn tập trung ăn trưa nên hỏi ai cũng không biết. May sao, sau một hồi đi bộ lòng vòng tôi lại quay về được trường Trưng Vương. Sợ bị lạc một lần nữa nên tôi quyết định ngồi lại cổng trường, đành nhịn ăn để chiều thi tiếp[5].
Một tuần sau, nhà trường thông báo kết quả và Trần Ngọc Chấn có tên trong danh sách những người trúng tuyển. Ông được chuyển về ở tại ký túc của Đại học Bách khoa (thuộc khu Đông Dương học xá cũ) và chính thức bước vào đời sinh viên.
Xây dựng Bộ môn Vi khí hậu – Môi trường xây dựng
Năm 1959, Trần Ngọc Chấn được cử đi học chuyển tiếp năm thứ 3 tại trường Đại học Xây dựng Mátxcova, Liên Xô. Hầu hết các sinh viên Việt
Năm 1962, Trần Ngọc Chấn tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng Mátxcova. Vừa “chân ướt chân ráo” về Việt
Việc giảng dạy ban đầu khó khăn là vậy, quá trình sinh viên làm đồ án tốt nghiệp càng gặp nhiều trở ngại hơn, đặc biệt là việc xác định, phân công đề tài. Trần Ngọc Chấn phải lặn lội đi thực tế ở nhiều nhà máy, xí nghiệp: Nhà máy dệt 8-3, Nhà máy Cơ khí trung quy mô, Nhà máy chè Phú Thọ, Khu gang thép Thái Nguyên… để xin các số liệu, tư liệu, chép tay các bản vẽ thiết kế từ bộ phận lưu trữ hồ sơ, về xây dựng đề tài giả định cho sinh viên làm đồ án tốt nghiệp.
Trải qua hơn 40 năm tâm huyết xây dựng và phát triển Bộ môn Thông gió – Cấp nhiệt ở Khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa và sau này là Bộ môn Vi khí hậu – Môi trường Xây dựng ở trường Đại học Xây dựng (từ 1966), GS.TS Trần Ngọc Chấn đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ sinh viên. Sau khi nghỉ hưu (2002), ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong vai trò thành viên Hội đồng khoa học Viện Kiến trúc nhiệt đới; thành viên Hội đồng khoa học Viện Bảo hộ lao động; thành viên Hội đồng nghiệm thu nhà nước… Đặc biệt, hai đề tài nghiên cứu của GS.TS Trần Ngọc Chấn đã được áp dụng để đưa vào Tiêu chuẩn Việt
Trong buổi làm việc, trò chuyện cởi mở, hơn một lần ông bảo “cái số tôi luôn cập rập”. Suy cho cùng, nếu không “cập rập” như vậy, cuộc đời ông đã rẽ sang ngả khác, và cũng sẽ không có một nhà khoa học về Vi khí hậu có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng như GS.TS Trần Ngọc Chấn hôm nay.
Đỗ Minh Khôi