-
Chỉ một niềm say mê: Nghiên cứu thức ăn chăn nuôi
Được học chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y, tốt nghiệp, Dương Nguyên Khang* trở thành cán bộ giảng dạy. Suốt hơn 30 năm qua, ông chỉ chuyên tâm vào lĩnh vực: nghiên cứu chế biến thức ăn chăn nuôi. Niềm đam mê, sự kiên tâm miệt mài làm khoa học của ông đã được bù đắp bằng những thành quả đáng ghi nhận.
-
Nghiên cứu sinh đầu tiên ngành Khai thác lộ thiên
Vì lý do cá nhân, PGS.TS Hồ Sĩ Giao* đã bỏ lỡ cơ hội ra nước ngoài học tập. Tưởng chừng “vô duyên” với sự học, nhưng ông vẫn kiên trì tự học, tự trau dồi kiến thức chuyên môn và ngay khi có cơ hội, ông đã trở thành nghiên cứu sinh đầu tiên ngành Khai thác lộ thiên được đào tạo tại Việt Nam.
-
Cả nhà cùng làm việc
Sau hai năm xây dựng với biết bao khó khăn, đường dây 500KV Bắc – Nam hoàn thành đã bổ sung nguồn điện đáng kể cho miền Nam và liên kết hệ thống điện cục bộ ở ba miền. PGS Tạ Ngọc Hải* cùng vợ và người con trai cả của ông đều cảm thấy vô cùng tự hào khi được góp một phần công sức cho công trình lịch sử này.
-
Ký ức về bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đầu tiên
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tới quý vị ký ức của PGS.TS Nguyễn Bá Linh* về những ngày ông tham gia xây dựng bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đầu tiên ở Việt Nam. Dù câu chuyện đã lùi xa hơn 30 năm nhưng ký ức đó vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí ông.
-
Nhớ lại ngày khơi nguồn nước khoáng Tiên Lãng 40 năm trước
Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Tiên Lãng ngày nay đã trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn. Nhưng ngọn nguồn của nó từ đâu, có lẽ không nhiều người biết. Câu chuyện kể của TS Cao Thế Dũng cho ta nhiều thông tin thú vị về quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.
-
Chuyện một nhà Dân tộc học đi …buôn lợn
Trong khu nhà tập thể Đống Đa, trường Đại học Tổng hợp Huế, vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều người vẫn thường thấy một người thầy giáo, ngoài giờ lên lớp, ông cùng vợ xắn quần thái chuối nuôi lợn. Ông là PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (nguyên Trưởng khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế).
-
Hành trình “đi để trở về” của một bác sĩ
Tu nghiệp tại Vương quốc Bỉ, bác sĩ Hoàng Anh Dũng* sớm trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu về ghép thận tại Bỉ và châu Âu. Suốt trong những năm tháng học tập và làm việc ở nước ngoài, ông vẫn luôn đau đáu về phát triển ngành ghép tạng tại quê nhà. “Đi để trở về” là hành trình tri ân của ông với “đất mẹ” bằng việc đem lại sự sống cho biết bao bệnh nhân cần ghép tạng ở Việt Nam.
-
Tâm huyết nghiên cứu về bệnh tuyến giáp
Bệnh lý tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở nước ta. Ngay những ngày đầu với nghề, BS Trần Đình Ngạn* đã tâm đắc hướng đến vấn đề này. Những nghiên cứu của ông đã góp phần vào công cuộc phòng chống căn bệnh này ở nước ta.
-
Ký ức khóa học sơ tán ở Đại Từ
Cái thời gian khó ấy, có những điều không ai muốn lặp lại, nhưng cũng có những thứ khiến ta tiếc nuối vì có lẽ nó sẽ không trở lại . Với TS Vũ Thường Bồi cũng vậy, những năm tháng rời Hà Nội lên Thái Nguyên sơ tán học đại học để lại ấn tượng không thể nào quên suốt cuộc đời ông. Đã ở tuổi xưa nay hiếm, song những ngày khổ mà vui ở Đại Từ ngày ấy vẫn đọng lại chi tiết trong ông.
-
Trường Đại học Nông nghiệp II và hành trình lịch sử
Năm 1983, trường Đại học Nông nghiệp II, Hà Bắc nhận quyết định “Nam tiến” vào TP Huế. Hành trình lịch sử này vẫn đọng lại qua những dòng hồi ức của GS.TS Trần Văn Minh (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế).
-
Có một tình yêu trong lửa đạn
Khi nói về những thành công trong hơn 50 năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, GS.TS.NGƯT Phan Văn Hạp* đã bày tỏ sự trân trọng với “một nửa” yêu thương của mình - bà Đoàn Thị Nguyệt. Gia đình ấy bắt đầu từ một tình yêu bền vững của hai người, kể cả trong lửa đạn.
-
Tết thương Tết nhớ
Nhớ lại cái Tết đầu tiên xa gia đình, PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận* tâm sự: “Đi thực tập tốt nghiệp vào dịp Tết Mậu Thân, năm 1968 là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi”.
-
Âm hưởng từ một buổi làm việc
Gần 3 giờ trò chuyện với PGS.TS Hoàng Văn Ma, nguyên Trưởng ban Ban ngôn ngữ dân tộc, thuộc Viện Ngôn ngữ học, vào một ngày cuối năm 2022, những mạch nguồn cảm xúc về ngôn ngữ mẹ đẻ - tiếng Tày trong tôi như được tuôn trào trở lại, dù đã hơn chục năm sống xa quê hương. Tôi hiểu rõ hơn trách nhiệm công việc mình đang thực hiện qua những chỉ dẫn của ông.
-
Máy tính điện tử đầu tiên ở Việt Nam
Ngày nay máy tính là một vật dụng thiết yếu, phổ biến ở mọi quốc gia. Với Việt Nam, cách đây 55 năm, công cụ quý giá này lần đầu tiên được nhập về - dấu mốc khởi đầu của nền Công nghệ thông tin nước nhà.
-
Nỗ lực học tập, vươn lên trở thành nhà khoa học
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn của một huyện miền núi, PGS.TS Vương Văn Toàn - nguyên Phó viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội, luôn tâm niệm phải cố gắng học tập để thoát khỏi cảnh đói nghèo, trở thành điểm tựa vững chắc cho gia đình, cống hiến cho xã hội.
-
Di sản của Nhà Y học Vũ Triệu An
Gần nửa thế kỷ góp công gây dựng, chèo lái đưa chuyên ngành Sinh lý bệnh - Miễn dịch trường Đại học Y Hà Nội phát triển, GS Vũ Triệu An đã để lại dấu ấn trong nền Y học nước nhà. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam may mắn được tiếp nhận toàn bộ khối di sản ông để lại.
-
Gian nan con đường học để làm thầy
Đối với PGS.TS.NGND Hoàng Văn Khoán, chặng đường vượt qua “vòng cương tỏa” để trở thành thầy giáo vừa dài, vừa nhọc nhằn, chông gai và cũng vì thế, thật khó quên.
-
“Mình đến với cây ngô như người ta lấy vợ”
Thật khó có lời tâm sự nào về nghề lại tha thiết đến thế. Trong một lần trả lời phỏng vấn nhà báo Quang Hoan, GS.TSKH Trần Hồng Uy* đã chia sẻ chân tình như vậy. Ông nhấn mạnh thêm: "Tình cờ gặp, vô tình yêu, yêu say đắm lúc nào cũng không hay, rồi lấy và chung thủy”**. Và dưới đây là câu chuyện tình đặc biệt ấy.
-
Một hành trình đáng nhớ
Nay đã ngoài 70 tuổi, từng đặt chân đến nhiều miền đất xa xôi, nhưng với PGS.TS Lê Thị Phong Tuyết* ký ức về chuyến tàu trên hành trình đến đất nước Romania - nơi bồi dưỡng, vun đắp ước mơ của bà, vẫn khắc ghi trong tâm khảm, bởi một sự kiện đặc biệt vào ngày 3 tháng 9 năm 1969.
-
Giữ cho "Thanh - Thận - Cần"
Chiếc khánh vàng vua Minh Mạng ban cho cụ tổ Nguyễn Quốc Hoan có khắc ba chữ “Thanh – Thận – Cần” đã bị giặc Pháp vào làng đốt phá lấy đi, nhưng tinh thần của ba chữ vàng đó vẫn được cha mẹ PGS.TS Nguyễn Quốc Cừ gìn giữ trong cuộc sống và nuôi dạy con cái. Và suốt hơn 90 năm đời mình, PGS Cừ đã không phụ lòng song thân.