Đó là những lời trong điếu văn mà NSƯT Lê Chức đã đọc khi tiễn biệt PGS Hà Văn Cầu[1], ngày 30-3-2016, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội). Hôm ấy, đông đảo văn nghệ sĩ trí thức đã tới để được “gặp” ông lần cuối và bày tỏ niềm thương tiếc đối với một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ nghệ sĩ sân khấu vừa có tâm, vừa có tài, dấn thân hết mình cho sự nghiệp phục hồi, chấn hưng và phát huy tinh hoa nghệ thuật truyền thống dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chèo[2].
Nếu như hỏi bất kỳ ai đó về một thứ “đặc sản tinh thần” của mảnh đất Đông Hưng (Thái Bình) – quê hương của PGS Hà Văn Cầu, người ta sẽ nghĩ ngay tới nghệ thuật chèo. Dù có phải sử dụng công cụ tra cứu nào, thì đáp án duy nhất vẫn là chèo. Đã có một thời các chiếng chèo Hà Xá (Hưng Hà), Sáo Đền (Vũ Thư), làng Khuốc (Đông Hưng)… trở thành niềm mong đợi lớn nhất của người dân địa phương trong những dịp hội làng. Trong tâm thức của họ, hội làng đồng nghĩa với hội chèo. Có câu: Chẳng thèm ăn chả, ăn nem/ Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo. Cái sự “thèm” ấy nghe có vẻ giản dị và dân dã, nhưng cho thấy vị trí đặc biệt – nếu không muốn nói là “độc tôn” của chèo trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Bởi vậy, cũng thật dễ hiểu khi nhiều người có chung nhận định với tác giả Nguyễn Văn Thành rằng: Chắc chắn hai loại hình trình diễn dân gian này (hát chèo và trò rối nước làng Khuốc) có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới tâm hồn và có tác dụng mạnh mẽ đến hướng nghiệp, chọn nghề của PGS Hà Văn Cầu[3]. Tôi đồng ý với nhận định đầu tiên, nhưng trên thực tế PGS Hà Văn Cầu đến với chèo và “làm” chèo là vì một lý do khác, nằm ngoài toan tính về lựa chọn nghề nghiệp.
Ông Hà Văn Cầu sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm thuốc, ông nội là cụ Hà Văn Doanh – một thầy lang có tài chữa bệnh nổi tiếng trong vùng Sơn Nam Hạ. Ngay từ nhỏ, Hà Văn Cầu đã được ông nội truyền dạy chữ Hán và tên của các loại thuốc Nam một cách bài bản, đầy hứng thú: Mỗi lần cháu nhớ được một chữ hay một tên thuốc thì cụ lại thưởng cho một hạt lạc[4]. Năm 1945, ông có kế hoạch thi vào trường Đại học Y dược khoa Đông Dương, và người anh trai (Hà Văn Du) đã chuẩn bị tiền cho hai anh em đi du học. Nhưng chiến tranh nổ ra ngày càng ác liệt, ông Du bị bắn chết ở Lạng Sơn[5]. Sau sự cố ấy, Hà Văn Cầu bỏ mộng “trường Thuốc” mà tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương. Cho tới khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông đã trở thành trưởng phòng tuyên truyền huyện Thái Ninh[6], tỉnh Thái Bình. Theo sự phân công của tổ chức, đầu những năm 1950 ông hoạt động tại một ngôi làng nhỏ phía sau dãy núi Phượng Lĩnh[7], tỉnh Thanh Hóa, trong vai trò của một thầy giáo. Học sinh là con em địa phương và con em các gia đình tản cư. Bước ngoặt về nghề – nghiệp của Hà Văn Cầu chỉ thực sự bắt đầu từ câu nói của ông Lộng Chương[8]: Chúng mình phải đánh giặc bằng nghệ thuật, chẳng lẽ cứ nằm mãi ở đây để gõ đầu trẻ sao?[9]. Một nhóm họa sĩ (trong đó có Bùi Xuân Phái, Lê Quốc Lộc) lo việc trang trí; hai sinh viên ngành Y phụ trách may phông màn; còn các ông Lộng Chương, Hà Văn Cầu… thì viết kịch, dựng kịch và tham gia diễn xuất. Sự kết hợp của những con người này đã tạo nên một số tối diễn huy hoàng trong bom đạn[10], và sau đó không lâu, họ trở thành hạt nhân nòng cốt cho Chi hội Văn nghệ Liên khu III. Tuy nhiên, hình thức hoạt động của chi hội chủ yếu là biểu diễn các vở kịch có nội dung tuyên truyền, cổ vũ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2001, PGS Hà Văn Cầu từng tâm sự: Thậm chí khi đã vào đời nhiều năm, tôi còn chưa dám nghĩ mình sẽ chọn con đường nghiên cứu nghệ thuật. Bởi tôi coi đó là “linh địa”, chỉ dành riêng cho những ai có tài bẩm sinh. Năm 1952, thấy tôi ham thích sách vở, bác Đặng Xuân Thiều bảo tôi bám cụ Nguyễn Đình Nghị – nhà nghiên cứu chèo và là tác giả nổi tiếng thời bấy giờ, để học lấy nghề, tôi đã trốn. Tuy thích văn nghệ nhưng tôi chỉ thích kịch nói, chứ không ưa chèo, coi đó là nghệ thuật “ê-a”. Anh Lộng Chương nghe tin, tìm đến tôi, nói: Cậu ngốc lắm! Chèo là vàng, là ngọc của dân ta. Tớ là cậu thì tớ “ký” cả bốn tay. Tôi nể anh nên đành chấp thuận việc phân công của bác Thiều. Đó là cái mốc đầu tiên trên con đường đưa tôi đến với sân khấu chèo. Và, chèo thật sự có sức cuốn hút cả cuộc đời tôi[11]. Mặc dù vậy, công việc nghiên cứu chèo của ông chỉ thực sự bắt đầu sau khi hòa bình lập lại, với sự ra đời của đoàn chèo Cổ Phong và tiếp đến là Ban nghiên cứu chèo Trung ương (1957) mà ông là một trong những thành viên chủ chốt.
PGS Hà Văn Cầu
(Nguồn: Sách “Lịch sử nghệ thuật chèo”, Nxb Sân khấu, 2005)
Giờ đây, có thể nhận thấy những đóng góp nổi bật của ông đối với nền sân khấu dân tộc nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng ở hai khía cạnh: Nghiên cứu và sáng tác.
Về nghiên cứu, trước hết PGS Hà Văn Cầu dành nhiều tâm huyết cho việc sưu tầm, tuyển lựa và giới thiệu các kịch bản chèo cổ tiêu biểu nhằm mục đích cung cấp tư liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, sáng tác, diễn xuất… Bên cạnh đó, để khẳng định chèo là một hình thức nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam, ông đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển và phân tích các yếu tố cấu thành chèo.
1. Trước Cách mạng tháng Tám và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sân khấu chèo ở nước ta bị kìm hãm và có nguy cơ rơi vào quên lãng. Chỉ tới khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, đường lối văn nghệ của Đảng đã mở đường cho sự phục hưng các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, trong đó có chèo. Các “hội nghị nghệ nhân” được tổ chức thường xuyên trong suốt 5 năm (1959-1964), tập hợp hàng trăm nghệ nhân chèo đến từ nhiều địa phương. Thông qua các tiết mục biểu diễn của những nghệ nhân có “vốn nghề” lớn, đặc biệt là các nghệ nhân tứ chiếng[12], PGS Hà Văn Cầu đã có điều kiện ghi chép lại các kịch bản chèo cổ tiêu biểu trong sự đối chiếu và so sánh lại với văn bản nôm hoặc bản viết tay do từng cụ cung cấp[13]. Chúng ta biết rằng nghệ thuật chèo là nghệ thuật biểu diễn với sự kết hợp của hai yếu tố: hát và múa, trên nền tảng âm nhạc chèo. Song, để có thể hình dung rõ nét sức hấp dẫn trường tồn của các vở chèo cổ như: Quan âm Thị Kính, Trương Viên, Từ Thức… cũng như giá trị văn học của nó thì cần phải vừa “đọc tích”, vừa “xem trò”. Các cụ vẫn có câu “không có tích không dịch nên trò” là vì vậy. Mặc dù các tích trò cổ đã được biểu diễn qua nhiều thế hệ nhưng lại không có những văn bản ghi chép và phổ biến rộng rãi. Bằng vốn kiến thức uyên thâm về Hán học, PGS Hà Văn Cầu giải thích những điển cố – điển tích để làm bật lên ý nghĩa và giá trị văn học của từng vở chèo. Tính chất dân gian của chèo còn bộc lộ ở chỗ lời hát thường là những câu ca dao “bẻ” theo điệu chèo, hoặc giả diễn viên được tùy tiện đặt câu hát. Lời nói các vai lúc đầu cũng được “cương” ra, rồi thế hệ này, thế hệ khác thay đổi dần cho đến khi hoàn chỉnh…[14]. Đó gọi là hiện tượng ứng diễn – ứng khẩu. Cho nên qua từng buổi diễn, từng thời đại, thậm chí qua sự biểu diễn của mỗi diễn viên thì lời trò luôn thay đổi, sáng tạo. Năm 1976, Hà Văn Cầu đã giới thiệu 7 kịch bản chèo cổ tiêu biểu trong cuốn Chèo cổ tuyển tập (Nxb Văn hóa). Đây là cuốn tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với những người làm công tác nghiên cứu, sáng tác chèo. Theo nhà viết kịch Lộng Chương, tuyển tập này đã giữ nguyên thực chất giá trị văn học chèo cổ với những ưu nhược điểm của nó, tránh mọi xu hướng cải biên theo chủ quan của người sưu tầm[15]. Trước đó, vào năm 1972, ông Hà Văn Cầu viết cuốn Tuyển tập Hề chèo. Cuốn sách này được Hội Văn nghệ dân gian trao tặng giải A. Đến năm 1977, Nxb Văn hóa tái bản lần thứ hai, lấy tên Hề chèo chọn lọc, được minh họa bởi họa sỹ Bùi Xuân Phái. Trong 314 trang sách, tác giả Hà Văn Cầu đưa ra những phân tích về nhiều khía cạnh: từ lịch sử, nội dung, quan điểm, nghệ thuật, phong cách biểu diễn và cả những hạn chế của thể loại hề chèo. Bên cạnh đó, ông cũng giới thiệu các mẫu hề tiêu biểu (hề gậy, hề mồi, hề tính cách, hề văn minh và cải lương) với những đặc trưng riêng biệt, được ghi chép qua quá trình làm việc với các nghệ nhân “một thời vang bóng”. Có thể điểm qua một số tên tuổi như: cụ Trùm Thịnh (Hải Dương), cụ An Văn Mược (Ninh Bình), cụ Vũ Văn Phụ (Thái Bình)… Và đây là phương pháp thực hiện của ông: Mỗi lời trò, do một cụ đọc, khi đối chiếu với tất cả các cụ khác, nếu chỉ sai một đôi chữ, chúng tôi chép theo cụ đúng nhất (đúng có nghĩa là đầy đủ nhất, thông nghĩa và mạch chạy hợp lý) thì chúng tôi ghi ngay dưới tên bài, tên của một hay hai, ba cụ đã đọc lời trò đó theo thứ tự quan trọng của việc cung cấp tư liệu, không theo tuổi đời và tuổi nghề. Nếu có sai biệt từ một câu trở lên thì chúng tôi ghi thêm ở phần khảo dị, đặt liền sau bài… Khi gặp một trường hợp phải giải thích thêm về mẫu hề nào đấy thì sát ngay sau phần sưu tập, chúng tôi có đặt lời dẫn vắn tắt để bạn đọc hiểu thêm về nhân vật, về cách làm trò diễn… Những đoạn chữ Hán và điển cố, chúng tôi đã cố gắng chú giải kỹ và sau đó, được cụ Lê Tư Thực và ban biên tập của nhà xuất bản góp ý sửa chữa những chỗ còn thiếu sót[16].
2. Cũng như các loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, nghệ thuật chèo từ khi ra đời đến nay luôn hàm chứa những yếu tố mang tính lịch sử và thời đại. Trước nay, có rất nhiều giả thuyết về sự hình thành và thời điểm xuất hiện của sân khấu chèo ở Việt
Về sáng tác, bên cạnh những đóng góp trong nghiên cứu nghệ thuật chèo, PGS Hà Văn Cầu còn dành nhiều tâm huyết trong lĩnh vực sáng tác kịch bản. Ông là tác giả của gần 30 kịch bản chèo, tiêu biểu như: Nên vợ nên chồng, Tống Trân – Cúc Hoa, Từ Thức,… Ngoài ra, có một số kịch bản chèo về đề tài lịch sử (Tô Hiến Thành, Lê Quý Đôn) và kịch bản chèo được chuyển thể từ kịch nói (Cô gái làng chèo, Bài ca chính khí). Trước năm 1975, ông thường được mời tham gia nói về cái hay cái đẹp của chèo trên đài phát thanh. Bà Trần Minh Phượng, nguyên Trưởng phòng Nghệ thuật, Nhà hát chèo Việt
Sinh thời, tác gia Lưu Quang Thuận từng viết: Bạn gần có Lộng Chương/ Tài hay nhưng tật bướng/ Lại có Hà Văn Cầu/ Sách đôi bồ ngất ngưởng. Bà Trần Minh Phượng thì chia sẻ: Thầy (PGS Hà Văn Cầu – TG) luôn có ý thức tự học, đọc nhiều và có trí nhớ tốt, đọc gì nhớ đó. Thầy là tấm gương tự học phi thường, vượt qua mọi gian khổ để học[21]. Ông Hà Quốc Trụ (con trai PGS Hà Văn Cầu) có kể lại rằng mỗi lần cha của ông ngồi vào bàn làm việc thì đều đặt bên cạnh dòng chữ: “Tôi đang bận sáng tác, xin miễn ngồi lâu”. Biết tính của ông nên chẳng ai dám làm phiền. Ngay cả ông Lộng Chương – một người thầy, người anh “rất ruột thịt” của PGS Hà Văn Cầu cũng có lần phải vui vẻ quay về và hẹn lần khác. Khi đã cầm đến bút là quên ăn, quên nghỉ, có khi cụ thức thông từ ngày nọ sang ngày kia, viết xong hàng trăm trang… Khi ý tưởng bùng lên là cụ bật dậy viết ngay không ngừng nghỉ[22]…
Tôi gặp PGS Hà Văn Cầu vào ngày 2-3-2016 tại căn nhà số 10, phố Thanh Bảo, Hà Nội. Ông đã sống ở đó từ sau khi hòa bình lập lại cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời. Căn nhà không giống như những gì tôi tưởng tượng trong lúc đi tìm địa chỉ. Sau dự án cải tạo và mở rộng đường phố, giờ đây nó nằm ở nút giao giữa hai trục Trần Phú – Thanh Bảo như một điểm nhấn dị biệt: cũ kỹ, nhỏ bé, với những mảng tường bị giải tỏa dang dở. Mỗi sáng người ta vẫn họp chợ ở đây, như trước kia. Nhiều người đã tự hỏi rằng làm sao ông có thể nghiên cứu, viết lách giữa những ồn ào, náo nhiệt ấy?! Có lẽ, ông không muốn rời xa một không gian quen thuộc và đầy ắp kỷ niệm – nơi ông đã từng tổ chức những đêm diễn chèo phục vụ người dân Hà Nội sau năm 1954. Và mỗi lần ngồi vào bàn viết, ông lại hóa thân vào vai “dẹp đám” để đưa những ồn ào ngoài kia trở về trật tự, nhường chỗ cho sự thăng hoa của ngòi bút. Nghe tin ông mất, tôi chợt nghĩ về những đau đáu của ông lúc sinh thời: Trăm năm đành có hạn/ Nghệ thuật vẫn vô cùng.
Đỗ Minh Khôi
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[1] Nhà khoa học chuyên ngành Nghệ thuật sân khấu, nguyên là Giám đốc Nhà hát chèo Việt
[2]; [3]Nguyễn Văn Thành, “Thương tiếc GS Hà Văn Cầu”, báo Nhân dân điện tử, 30-3-2016.
[4]; [5]; [22] Phỏng vấn ông Hà Quốc Trụ, con trai PGS Hà Văn Cầu, ngày 25-3-2016, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
[6] Nay là huyện Thái Thụy.
[7] Còn gọi là núi Sơn Viện, thuộc thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
[8] Nhà văn, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu Lộng Chương (1918-2003).
[9], [10]Hà Văn Cầu, “Thay lời bạt”, trong tập “Hài kịch Lộng Chương”, Nxb Sân khấu, 1992.
[11] Trích trong bài báo “Hà Văn Cầu – nhà nghiên cứu sân khấu dân tộc quý hiếm”, Phạm Hồng Thắm, Tạp chí Thi đua và khen thưởng, số 17, tháng 10-2001.
[12] Theo giải thích của PGS Hà Văn Cầu trong cuốn “Chèo cổ tuyển tập”, Nxb Văn hóa, 1976: “Khi xưa, chèo có 4 chiếng lớn:
[13] Hà Văn Cầu, “Chèo cổ tuyển tập”, Nxb Văn hóa, 1976, trang 37.
[14] Trương Chính, Đặng Đức Siêu, “Sổ tay văn hóa Việt
[15] Lộng Chương, “Thay lời tựa”, trong “Chèo cổ tuyển tập”, Hà Văn Cầu, Nxb Văn hóa, 1976.
[16] Hà Văn Cầu, “Hề chèo chọn lọc”, Nxb Văn hóa,1977.
[17] Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều, “Tìm hiểu sân khấu chèo”, Nxb Văn hóa, 1964, trang 29-30.