Phần lớn khách tham quan tỏ ra rất thú vị với cảnh sắc của Công viên và khâm phục giá trị di sản của các nhà khoa học Việt Nam mà chúng tôi giới thiệu qua triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật”.
Bác Nguyễn Quế Dương, một người dân Hòa Bình cho biết: “Gia đình chúng tôi ở thị trấn Cao Phong, Hòa Bình đã rất nhiều lần đến Công viên Di sản và lần nào cũng trân trọng công lao đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến công sức, xương máu, mồ hôi của mình để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, để chúng ta có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Xin được muôn lời cảm ơn các nhà khoa học Việt Nam”.
PGS.TS Trần Đình Trọng (nguyên giảng viên khoa Sinh học, trường ĐHSP Hà Nội) và vợ
thăm lại các tài liệu mà ông đã trao tặng cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Trong ảnh, Giám đốc điều hành Trần Bích Hạnh đang giới thiệu về cách thức xử lý bảo quản tài liệu của Trung tâm.
Chụp ảnh lưu niệm với phu nhân của PGS.TS Trần Đình Trọng trong ngày đầu năm.
Đây là gia đình nhà khoa học đầu tiên lên thăm chúng tôi trong năm mới Mậu Tuất
Hai em bé hứng thú tham quan triển lãm "Thẳm sâu trong từng kỷ vật"
Tặng muối may mắn đầu năm cho khách tham quan.
Cựu học sinh trường THPT Cao Phong họp lớp kỷ niệm 10 năm ngày ra trường tại Công viên
Bác Nguyễn Quốc Toản (áo trắng), người bán 3ha đất đầu tiên cho Công viên Di sản,
đến thăm và rất ngạc nhiên trước sự thay da đổi thịt của Công viên.
Ban biên tập
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam