Sau năm 1954, hòa bình được lập lại trên toàn miền Bắc Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Chính phủ ta bắt đầu mở mang nhiều nông trường quốc doanh, khu kinh tế mới; đồng thời phục hoang, phục hóa một loạt diện tích đất đai sau chiến tranh. Xây dựng một hệ thống phân loại và bản đồ đất là một yêu cầu cấp bách làm cơ sở hoạch định để thực hiện những chủ trương trên. Tuy nhiên, suốt 80 năm người Pháp đô hộ, vấn đề này hầu như không được quan tâm ở nước ta… Trong Viện Đại học Đông Dương[1] của Pháp thời kỳ này cũng không có khoa, ngành nào đào tạo chuyên sâu về vấn đề đất đai. Vì thế sau khi hòa bình lập lại, nước ta rất thiếu cán bộ thổ nhưỡng.
Bấy giờ, Liên Xô là một trong những nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đất. Cuối năm 1957, ông V.M.Fridland – một chuyên gia hàng đầu về thổ nhưỡng đã được Liên Xô cử sang giúp đỡ nước ta tiến hành công tác khảo sát và xây dựng bản đồ đất.
Từ sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc…
Theo chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, Bộ Nông Lâm[2]đã giao cho Viện Khảo cứu trồng trọt[3] là cơ quan điều hành công tác khảo sát đất, đồng thời cử một số cán bộ làm việc trực tiếp với chuyên gia Fridland, trong đó có KS Lê Duy Thước[4], khi đó là Viện trưởng Viện Khảo cứu trồng trọt, từng có thời gian thực tập chuyên môn nâng cao ở Liên Xô và KS Vũ Ngọc Tuyên[5], khi đó là Trưởng phòng tuyên truyền của Bộ Nông Lâm). Sau khi bàn bạc, thảo luận theo sự hướng dẫn của chuyên gia Liên Xô, một đoàn cán bộ điều tra khảo sát đất đã được thành lập, do KS Vũ Ngọc Tuyên là trưởng đoàn đồng thời lựa chọn thêm một số cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc và cán bộ tốt nghiệp trường trung cấp Nông Lâm trung ương tham gia thực hiện.
Kỹ sư Trần Khải được đào tạo bài bản về chuyên ngành thổ nhưỡng tại trường Đại học Nông nghiệp Hoa Nam, Trung Quốc, và có nhiều kinh nghiệm thực tế khảo sát cùng với các chuyên gia tại nhiều vùng miền như Quảng Đông, Hồ Nam, Hải Nam… Vì thế, ngay khi về nước (năm 1958), ông và ba kỹ sư chuyên ngành Thổ nhưỡng nông hóa tốt nghiệp ở nước ngoài về là KS Đỗ Ánh[6], KS Nguyễn Vy[7], KS Tôn Gia Huyên, đã được Bộ Nông Lâm cử về công tác tại Viện Khảo cứu trồng trọt, và bổ sung ngay vào đoàn điều tra khảo sát đất cùng làm việc với chuyên gia Fridland.
Trong hoàn cảnh phần lớn cán bộ nước ta thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, Trần Khải được phân công chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề khoa học kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra công tác điều tra, khảo sát đất cùng với chuyên gia Fridland. Ông cũng tham gia phụ trách các lớp huấn luyện, trang bị kiến thức cho các cán bộ và sinh viên trong đoàn khảo sát đất. Sau này, TS Trần Khải chia sẻ: Bấy giờ, Cục Nông binh[8] mở thêm một loạt nông trường quân đội để tiến hành điều tra và quy hoạch, nên tôi cũng kiêm thêm việc giảng dạy cho các cán bộ Cục Nông binh[9].
Bấy giờ, Bộ Nông Lâm phải liên hệ với Cục Đo đạc bản đồ nhà nước và quân đội, xin bản đồ quân sự về tham khảo, phục vụ cho quá trình làm bản đồ thổ nhưỡng. Hàng ngày, theo phân công của chuyên gia, đoàn cán bộ khảo sát đất chia thành từng nhóm nhỏ, đi khảo sát ở các địa điểm khác nhau. Sau giờ ăn tối, mọi người nhóm họp lại, kiểm tra lại tất cả các mẫu đất đã thu lượm (được lấy theo quy định trong độ sâu từ 0-120 cm. Nếu đất chia thành nhiều tầng, thì mỗi tầng phải lấy một mẫu đất, đưa vào hộp bìa). Mỗi mẫu đất khi kiểm tra bắt buộc phải có bản mô tả chi tiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, địa hình, địa chất, địa mạo, khả năng canh tác… và được xác định đúng tọa độ địa lý trên bản đồ dã ngoại.
Hành trang của cán bộ thổ nhưỡng khi đi thực địa gồm nhiều đồ đạc, trong đó bắt buộc phải có các mũi khoan và công cụ đào đất, lấy mẫu đất… kèm theo một số vật dụng như mũ, nón, áo mưa, bản đồ, túi đựng mẫu đất, hộp đựng tiêu bản, hòm đựng hóa chất để thử tính chất hóa-lý của đất … Lúc về, trên vai cán bộ thổ nhưỡng có thêm những mẫu đất và tiêu bản thực địa. Có khi một tổ phải gánh 20kg hành lý, đi bộ nhiều cây số để về đến lán trại. Vào thời điểm đó, các cán bộ điều tra khảo sát đất hầu như không có thêm các khoản phụ cấp khác ngoài tiền lương tháng ít ỏi, nhưng mọi người đều hăng say làm việc.
Nhờ có vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế, ông Trần Khải đã phối hợp làm việc rất ăn ý với chuyên gia Liên Xô và thường được khen ngợi. Đối với ông, chuyên gia Fridland là một người rất giỏi chuyên môn. Một lần trong chuyến khảo sát đất ở khu vực miền tây Thanh Hóa, ông Trần Khải đào được một phẫu diện đất trong rừng, lấy tiêu bản đem về. Buổi tối hôm đó, sau khi kiểm tra mẫu đất, chuyên gia Fridland đã nhận xét: Đất này anh đào, đặt tên, chia tầng và mô tả rất đúng, nhưng hình như địa hình hơi thấp[10]. Quả thực, địa hình nơi ông đã đào có đoạn trũng xuống giống yên ngựa.
Kỹ sư Trần Khải rất ngạc nhiên, trong đầu thắc mắc rằng tại sao một người không trực tiếp khảo sát thực địa, lại có thể nắm rõ được địa hình. Thắc mắc của ông được chuyên gia Fridland giải đáp: Anh hãy chú ý tầng thứ 2, 3 của mẫu đất hơi tối màu, chứng tỏ địa hình nơi đó từng có một thời kỳ bị úng nước[11]. Sự nhạy bén, chuyên sâu của chuyên gia Liên Xô đã khiến ông rất khâm phục.
Trong công việc, chuyên gia Fridland là một người nghiêm khắc, luôn đi sâu, đi sát, tận tình hướng dẫn cho các cán bộ Việt
Ban đầu, hầu như tất cả cán bộ trong đoàn khảo sát đều tuân thủ theo sự chỉ đạo của chuyên gia Liên Xô. Sau này TS Trần Khải kể lại: Nói thực lúc đó nước ta đang thiếu cán bộ nên có chuyên gia giỏi thì mừng lắm, chuyên gia nói gì, thì chúng ta phải làm theo đúng như vậy [12].
Càng về sau, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ Việt Nam ngày một nâng cao. Năm 1959, ông Trần Khải được phân công làm Phó đoàn điều tra đất, chịu trách nhiệm dẫn một đoàn điều tra đất về khảo sát tại các nông trường ở vùng Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Một lần khi đang khảo sát tại một quả đồi cao đất đỏ bazan đã khai hoang, ông đột nhiên phát hiện thấy một hiện tượng lạ lùng, đó là địa hình gồm những đá ong rất to nằm lộ trên mặt đất, tạo thành một vành đai giữa đồi. Mặc dù chưa thể lý giải được ngay hiện tượng này, nhưng ông vẫn mô tả chi tiết trong bản đồ.
Định kỳ hàng tháng, chuyên gia Fridland và kỹ sư Lê Duy Thước đến kiểm tra các địa điểm khảo sát. Khi đến Phủ Quỳ, và trực tiếp xem xét bản đồ, chuyên gia Fridland đã gọi ông Trần Khải đến và gay gắt: Tại sao lại có hiện tượng này, tóm lại là chắc cậu vẽ sai[13]. Nhưng ông Khải khăng khăng khẳng định những gì đã mô tả trên bản đồ là chính xác. Cuối cùng, chuyên gia Fridland và ông Lê Duy Thước yêu cầu Trần Khải đưa mọi người xuống thực địa để trực tiếp xem xét hiện tượng.
Ngay sáng hôm sau, mọi người dậy sớm, chuẩn bị hành trang lên đường. Vì địa hình hiểm trở, ô tô không di chuyển được, nên chuyên gia Fridland và mọi người phải cuốc bộ vào địa điểm khảo sát. Đường xa, nắng nóng, nên ai cũng mệt mỏi, đặc biệt là chuyên gia Fridland với vóc dáng to béo. Thỉnh thoảng trên đường đi, ông Lê Duy Thước quay sang bày tỏ sự nghi vấn và lo lắng với Trần Khải nhưng ông vẫn tự tin bảo vệ ý kiến của mình. Lúc đó, cán bộ nào cũng biết chuyên gia Fridland là người nóng tính, sẵn sàng to tiếng với mọi người khi họ mắc phải sai lầm. Lo sợ vì điều đó, Trần Khải rảo bước nhanh, vượt đoàn tiến về phía trước. Khi đến đầu con dốc cuối cùng, nhìn thấy vành đai đá ong, ông như quên hết mệt mỏi, phấn chấn nói với kỹ sư Lê Duy Thước: Anh Thước ơi, nó nằm trên kia kìa, các anh lên đi[14]. Lên đến nơi, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Trong khi chuyên gia Fridland và các cán bộ xúm lại quan sát, đo đếm kích thước thì ông ngồi sang bên cạnh, lấy thuốc lá ra hút, và có cảm giác như mình là người thắng cuộc. Sau này trong luận án tiến sĩ và trong cuốn sách Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm, ông Fridland có mô tả lại và giải thích quy luật thành tạo đặc biệt này.
Nhiều đợt điều tra, khảo sát khác ở Yên Bái, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Hải Phòng, Ninh Bình… cũng được thực hiện sớm, để bổ sung vào sơ đồ phân loại đất phía Bắc.
Sau này, khi nhớ về thời gian khảo sát đất ở Hoa Lư, Ninh Bình (1958-1959), GS.TS Đỗ Ánh chia sẻ: Trong cái lạnh cắt da của mùa đông, tôi phải cùng các cán bộ lội nước, đào sâu 2m để lấy mẫu đất. Tại mỗi một huyện, nhóm khảo sát phải tập hợp nhiều mẫu đất ở các dạng địa hình khác nhau. Dù khó khăn, nhưng dưới sự hướng dẫn tận tình và cởi mở của chuyên gia Fridland, cùng với sự quyết tâm của các thành viên, nhóm đã đoàn kết và hoàn thành tốt công việc được giao[15].
Cuối năm 1959, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Liên Xô Fridland, và sự chỉ đạo của Bộ Nông Lâm, đoàn khảo sát đất đã sơ bộ hoàn thành công tác điều tra, phân loại đất các vùng miền phía Bắc Việt Nam và lập sơ đồ thổ nhưỡng với tỷ lệ xích 1/1.000.000.
Từ năm 1959-1960, dựa trên sơ đồ thổ nhưỡng này, các thí điểm điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng ở tỷ lệ xích lớn hơn và chi tiết hơn như 1/50.000 (tỉnh Hà Đông); 1/25.000 (các nông trường ở vùng Phù Quỳ, Tây Hiếu, Nghệ An); 1/10.000 (các nông trường Lam Sơn, Thống Nhất, Thắng Lợi ở Thanh Hóa); 1/5.000 (Học viện Nông Lâm, Hà Nội; Trại trè Phú Hộ, Phú Thọ) được tiến hành liên tục dưới sự chỉ đạo của Bộ môn Thổ nhưỡng nông hóa, Học viện Nông Lâm, Hà Nội, mà nòng cốt vẫn là các cán bộ chuyên về điều tra, khảo sát đất.
Nhớ về những tháng ngày đầu tiên tham gia khảo sát, lập bản đồ đất, KS Đỗ Đình Thuận[16], cũng là một trong bảy tác giả được vinh danh trong Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000 nói trên, chia sẻ: Năm 1962, sau khi tốt nghiệp ngành Thổ nhưỡng nông hóa, Học viện Nông Lâm, tôi được Bộ Nông nghiệp[17] cử về công tác tại Vụ Quản lý ruộng đất, được bổ sung ngay vào đoàn điều tra, lập bản đồ đất tại tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ xích 1/50.000, do kỹ sư Vũ Cao Thái[18], cán bộ phòng Điều tra đất, Vụ Quản lý ruộng đất làm trưởng đoàn. Là sinh viên mới ra trường, tôi và bạn bè rất hào hứng, nhiệt thành với công việc, không nề hà khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn mà cấp trên yêu cầu[19].
Từ năm 1961-1972, tuy trong điều kiện chiến tranh khó khăn, thiếu trang thiết bị, nhưng ngành Thổ nhưỡng Việt Nam đã hoàn thành một khối lượng công tác điều tra xây dựng bản đồ rất lớn. Toàn bộ diện tích các tỉnh miền Bắc đã được điều tra, xuất bản bản đồ, có thuyết minh kèm theo cho từng tỉnh ở tỷ lệ xích 1/50.000 và 1/100.000. Hơn 150.000 mặt cắt đất phẫu diện đất đã được đào tả nghiên cứu với trên 1 triệu mẫu đất, đặc biệt có khá nhiều mẫu đất đã được nghiên cứu chuyên sâu về tính chất lý-hóa, chất hữu cơ, sinh học… ở trong và ngoài nước, làm cơ sở vững chắc cho điều tra, phân loại đất ở Việt Nam. Đến năm 1972, hầu hết các tỉnh miền Bắc Việt
Song song với công tác điều tra ở các tỉnh, Cục Điều tra quy hoạch nông nghiệp đã hướng dẫn các nông trường quốc doanh lập bản đồ đất tỷ lệ xích 1/10.000 và 1/25.000. Đồng thời trong thời gian này, bản đồ thổ nhưỡng các tỉnh trung du và đồng bằng miền Bắc Việt
Năm 1972, trước yêu cầu bức thiết của việc đánh giá toàn bộ tài nguyên đất mà sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc tỷ lệ xích 1/1.000.000 không thể đáp ứng được, đồng thời để nâng cao chất lượng công tác điều tra, khảo sát đất toàn quốc, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương[22] quyết định thành lập Ban biên tập bản đồ đất miền Bắc Việt Nam và giao nhiệm vụ chủ trì công tác này cho Viện Thổ nhưỡng nông hóa. Ủy ban Nông nghiệp Trung ương cũng nhất trí cử TS Lê Duy Thước, khi đó là Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa làm Trưởng ban biên tập.
Ủy viên khoa học gồm 8 người: ông Trần Khải, khi đó đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu đất Nam Ninh, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, và giữ chức Trưởng phòng phân loại đất, Viện Thổ nhưỡng nông hóa; KS Đỗ Đình Thuận, Phó bộ môn Điều tra đất, Viện Thổ nhưỡng nông hóa; TS Tôn Thất Chiểu[23], cán bộ Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp; ông Cao Liêm[24], Chủ nhiệm bộ môn Nông hóa thổ nhưỡng, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội[25]; TS Phạm Đình Quắc[26], cán bộ Viện Thổ nhưỡng nông hóa; TS Vũ Cao Thái, cán bộ Viện Thổ nhưỡng nông hóa; KS Trần Văn Nam[27], Phó chủ nhiệm bộ môn Điều tra đất, Viện Thổ nhưỡng nông hóa; KS Phạm Tám, Trưởng phòng Phân tích đất, Viện Thổ nhưỡng nông hóa; KS Vũ Ngọc Tuyên, Vụ phó Vụ Quản lý ruộng đất; KS Dương Hồng Hiên, Vụ trưởng Vụ Trồng trọt.
Ông Trần Khải (giữa) cùng chuyên gia Fridland (ngoài cùng bên trái)
và ông Trần Văn Nam trong chuyến đi khảo sát đất ở miền Tây Thanh Hóa, 1960
Thực hiện xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Nam
Tháng 4-1975, miền
Tháng 10-1975, sau một thời gian thảo luận và chuẩn bị kỹ lưỡng, đoàn khảo sát đất lên đường vào Nam. Sau này, TS Trần Khải nhớ lại: Bấy giờ, đoàn chúng tôi đi trên 2 chiếc xe ô tô com-mang-ca mang theo tất cả bản đồ, hồ sơ và trang thiết bị cần thiết. Ngay khi xe bắt đầu qua cầu Hiền Lương là chúng tôi phải quan sát, xác định vị trí, nắm bắt thông tin[28].
Khi đến Tây Nguyên, TS Lê Duy Thước quyết định phân tách đoàn khảo sát thành 2 đội: Đội khảo sát đất ở Tây Nguyên do TS Trần Khải làm đội trưởng; và đội khảo sát đất ở đồng bằng sông Cửu Long do TS Lê Duy Thước làm đội trưởng.
Đội khảo sát đất do TS Trần Khải làm đội trưởng gồm có: KS Đỗ Đình Thuận, KS Cao Liêm, KS Võ Minh Kha[29] (cán bộ bộ môn Nông hóa thổ nhưỡng, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, KS Nguyễn Tấn Thương[30] (cán bộ Viện Thổ nhưỡng nông hóa), KS Hoàng Xuân Tý (cán bộ Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp), KS Nguyễn Xuân Quát[31] (cán bộ Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp), KS Nguyễn Ngọc Bình (cán bộ trường Đại học Lâm nghiệp).
Tây Nguyên hậu chiến tranh “đón tiếp” đoàn cán bộ khảo sát đất trẻ tuổi bằng khung cảnh hoang tàn, mặt đất loang lổ những hố bom, những phương tiện chiến tranh (xe tăng, xe bọc thép…) đã hỏng nằm la liệt, những phần mộ vô danh rải rác khắp nơi… Lúc bấy giờ, bộ máy hành chính tại Tây Nguyên đã hình thành. Cùng với đó, các cơ sở quản lý nông nghiệp cũng hình thành, tuy nhiên trong giai đoạn sơ khai, vì thiếu cán bộ chuyên môn, nên hầu như không có sự trao đổi, giúp đỡ đội khảo sát đất của TS Trần Khải.
Khi mới đặt chân đến Tây Nguyên, ông và mọi người đã mang theo giấy giới thiệu của Ủy ban Nông nghiệp Trung ương đến Sư đoàn 773 (một trong số những đơn vị bộ đội từ miền Bắc được điều vào đóng quân ở Tây Nguyên, có nhiệm vụ ổn định tình hình chính trị – xã hội, chống Fulro (một tổ chức chống phá cách mạng, tồn tại những năm 1964 – 1992), và bắt đầu tham gia sản xuất có tính chất tự túc).
Sau khi nghe TS Trần Khải trình bày công việc, ông Trần Kiên, khi đó là Phó bí thư Khu ủy Quân khu 5, kiêm Sư đoàn trưởng sư đoàn 773 đã tạo điều kiện sắp xếp địa điểm ăn, ở cho đội khảo sát; đồng thời bố trí cho bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ, đưa đón cán bộ đến các địa điểm khảo sát đất ở Tây Nguyên. Sau này, ông Trần Khải chia sẻ: Mỗi khi đoàn tiến hành khảo sát, đều phải nghe ngóng tin tức về Fulro và đều có bộ đội lái xe com-măng-ca bảo vệ và đưa đi. Rất may, đi đến đâu, tôi và mọi người cũng nghe tin bộ đội vừa tiêu diệt tàn quân Fulro, nên rất yên tâm làm việc[32].
Đội khảo sát do ông Trần Khải là đội trưởng bắt đầu tiến hành công việc tại một số địa điểm ở Kon Tum như Sa Thầy, Đắk Uy, Đắk Tô, Pleime… từ đó tiếp tục mở rộng sang các địa bàn thuộc tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Trong quá trình khảo sát, các thành viên trong đoàn nhận thấy tình hình địa chất ở phía Bắc Tây Nguyên tương đối phức tạp: Kon Tum là vùng đất cổ, hình thành trên nền đá granite; trong khi Gia Lai và Đắk Lắk với đặc thù là đất bazan, có nhiều miệng núi lửa đã phong hóa. Đặc điểm địa chất cảnh quan này hoàn toàn khác biệt với miền Bắc, khiến cho ông và đồng nghiệp rất háo hức khám phá và tìm hiểu. Dựa trên một số tài liệu tham khảo như bản đồ địa hình địa chất, nông trại, đồn điền, tư liệu về khí hậu và thực vật từ thời Pháp để lại (do Cục Bản đồ, Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan chuyên ngành khác cung cấp); sơ đồ đất miền Nam theo phân loại của Soil Taxonomy[33] do chuyên gia F.R.Moorman (người Hà Lan) xây dựng năm 1960…, Đội trưởng Trần Khải đã vạch ra kế hoạch khảo sát cho cả đội, đồng thời trao đổi, định hướng về mặt chuyên môn học thuật.
Trong một tháng làm việc ở Tây Nguyên, đội khảo sát đất của ông Trần Khải đã gặp phải nhiều khó khăn như không thông thạo về địa hình; tình hình an ninh phức tạp nên không dám đi vào vùng sâu, vùng xa; không quen tập tục địa phương nên chỉ khảo sát tập trung ở trong rừng, nương rẫy, đồng cỏ cao nguyên hoặc những cánh đồng hoang; làm việc trong điều kiện trang thiết bị thiếu thốn, không có quần áo bảo hộ và luôn phải đề phòng bắn lén và bom mìn do chiến tranh để lại… KS Đỗ Đình Thuận chia sẻ: Có lần đi khảo sát ở Kon Tum, cả đoàn gặp một quả đồi rất đẹp, mới quyết tâm leo lên để khoan thăm dò. Đường dốc khó đi, tôi và mọi người phải vừa đi, vừa nghỉ, vừa cuốc đất sửa lại vách các taluy để leo lên. Khi đang cuốc ở lưng chừng núi thì lộ ra một quả mìn lớn, làm cho tất cả mọi người đều giật mình. Lúc đó, mọi người mới quan sát, và ngẩn người phát hiện ra trên đỉnh đồi là một cái bốt của ngụy quân để lại. [34]
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các thành viên đội khảo sát luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thành quả của một tháng làm việc ròng rã và cật lực của đội trưởng Trần Khải và mọi người chính là xây dựng được bản phân loại sơ bộ và sơ đồ đất hoàn chỉnh của khu vực Tây Nguyên, thu được nhiều phẫu diện đất, có tọa độ rõ ràng, kèm bản mô tả chi tiết về tính chất hóa-lý của đất, ý kiến dự thảo về phân loại đất và tiềm năng khai thác đất hoang hóa để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đầu tháng 11-1975, đoàn khảo sát của đội trưởng Trần Khải di chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh, hội quân với đoàn của TS Lê Duy Thước, tiếp tục tiến hành khảo sát tại Cà Mau, rừng U Minh Hạ và đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời hoàn thành sơ đồ đất tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn cho 3 địa phương: thành phố Hồ Chí Minh; tỉnh Đồng Nai (gồm cả Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa Vũng Tàu); Hậu Giang (gồm cả Cần Thơ và Sóc Trăng).
Tháng 12-1975, TS Lê Duy Thước, TS Trần Khải, cùng toàn đoàn khảo sát đất hoàn tất các công việc ở miền Nam, và trở lại Hà Nội. Trong buổi họp đầu tiên tại Viện Thổ nhưỡng nông hóa của Ban biên tập bản đồ đất, mọi người đã cùng nhau nêu ý kiến thảo luận và thống nhất về bản dự thảo phân loại đất toàn quốc do TS Trần Khải trình bày. Đây là cơ sở để trong những năm tiếp theo, các đoàn điều tra, quy hoạch nông nghiệp của Bộ tiếp tục điều tra, xây dựng bản đồ đất chi tiết cho hầu hết các tỉnh phía
Đầu năm 1977, bản đồ thổ nhưỡng toàn miền Bắc Việt
Bấy giờ trên thế giới hình thành 3 hệ thống phân loại đất khác nhau: Hệ thống phân loại đất của châu Âu (đi đầu là Bỉ và Pháp) thiên về định tính; hệ thống phân loại đất của Bắc Mỹ (đi đầu là Mỹ) thiên về định lượng; hệ thống phân loại đất của FAO-UNESCO là hệ thống định tính, bán định lượng. Trong khi đó hệ thống phân loại đất ở Việt
Được sự đầu tư vốn điều tra cơ bản của Nhà nước và Hội Khoa học đất Việt Nam, Ban biên tập bản đồ đất đã quyết định tiến hành thí điểm, điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ xích 1;100.000 tại tỉnh Đồng Nai, theo hệ thống phân loại của FAO – UNESCO. Đồng thời, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa cũng tiến hành nghiên cứu chuyên biệt các loại đất chính của Việt Nam theo hệ thống phân loại trên. Trên cơ sở các nghiên cứu và kết quả điều tra, lập bản đồ đất, nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này đã được tiến hành. Cân nhắc kỹ lưỡng, Ban biên tập bản đồ đất quyết định thống nhất hệ thống phân loại đất Việt Nam (kèm danh pháp phân loại đất) theo hệ thống phân loại của FAO-UNESCO, cập nhật theo bản mới nhất (1988-1990). Việc thống nhất lại hệ thống phân loại đất có tác dụng trong việc trao đổi, giao lưu tài liệu với bạn bè quốc tế, nhưng vẫn mang đặc trưng vốn có của đất đai Việt Nam.
Công trình “Điều tra – Phân loại – Lập bản đồ đất Việt Nam” đúc kết công sức của nhiều thế hệ cán bộ khoa học nước nhà, trong đó có sự tham gia của TS Trần Khải ngay từ giai đoạn đầu, đã vinh dự được nhận Giải thưởng quốc gia năm 1983, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000 và được giới chuyên gia đánh giá là một trong những bản đồ chi tiết, cập nhật trong khu vực và thế giới.
Phạm Ngọc Hải
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
* TS Trần Khải, nguyên Chủ tịch Hội khoa học đất Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực của Ủy ban Kế hoạch nhà nước.
[1] Đây là một Viện Đại học công lập ở Liên bang Đông Dương do chính quyền đô hộ Pháp thành lập vào năm 1907.
[2] Tách ra từ Bộ Nông Lâm (1955-1960), Bộ Nông nghiệp được thành lập vào cuối năm 1960, rồi đổi tên là Ủy ban Nông nghiệp Trung ương (1971)… Và từ 1995 là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
[3] Là cơ quan được thành lập năm 1957 theo Nghị định số 446-TTg của Thủ tướng chính phủ, 1-10-1957. Năm 1958, Viện Khảo cứu trồng trọt được sáp nhập với trường Đại học Nông Lâm, trở thành Học viện Nông Lâm.
[4] Sau này là GS.TS Lê Duy Thước, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt
[5] Sau này có thời gian giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cụ Quản lý ruộng đất.
[6] Sau này là GS.TS Đỗ Ánh (1928-2014), nguyên Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp II, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp.
[7] Sau này là GS.TS Nguyễn Vy, nguyên Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa. Sau này là GS.TS Nguyễn Vy, nguyên Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa.
[8] Trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam.
[9] Phỏng vấn TS Trần Khải, 30-7-2015, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
[10][11][12][13] [14] Phỏng vấn TS Trần Khải, 30-7-2015, tài liệu đã dẫn.
[15] Những Câu chuyện hiện vật, tập 1, Nxb Thế giới, 2014, tr. 149.
[16] Nguyên Vụ Phó Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp.
[17] Tên gọi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn 1960-1971 và 1976-1986.
[18] Sau này là GS.TS Vũ Cao Thái, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai kỹ thuật đất phân.
[19] Phỏng vấn KS Đỗ Đình Thuận, 25-9-2015, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[20] Theo Bản thuyết minh Bản đồ đất miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000 của Ban biên tập Bản đồ đất Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Bộ Nông nghiệp, 1981.
[21] Theo Bản thuyết minh Bản đồ đất miền Bắc Việt
[22] Tên gọi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn 1971-1976.
[23] Sau này là PGS.TS Tôn Thất Chiểu, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
[24] Sau này là GS.TS Cao Liêm, nguyên Chủ nhiệm khoa Quản lý ruộng đất, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[25] Tên gọi của Học viện Nông nghiệp Việt
[26] Sau này là cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[27] Sau này là Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ruộng đất, Bộ Nông nghiệp; Giám đốc Sở địa chính Quảng
[28] Phỏng vấn TS Trẩn Khải, 28-11-2015, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.