Gặp nhau tại Đại hội Đại biểu Thanh niên ưu tú toàn quốc năm 1958, chàng sinh viên – chiến sĩ Lê Sỹ Toàn đã đem lòng yêu thương cô nữ sinh Hà Nội xinh đẹp Nguyễn Kỳ Minh Phượng. Một năm sau họ lấy nhau. Sau đám cưới, bác sĩ Lê Sỹ Toàn lên công tác tại Lai Châu với nhiệm vụ: Chủ nhiệm Quân y phân khu Quân sự Lai Châu. Năm 1961, bà Phượng tốt nghiệp Đại học Dược khoa và xung phong lên Lai Châu công tác cùng chồng. Nhưng lên đến nơi cũng là lúc chồng bà nhận lệnh đi chiến trường C. Vậy là tiếp tục nhưng tháng năm xa cách. Xa gia đình, xa vợ con, xa Tổ quốc, không chỉ riêng bác sĩ Lê Sỹ Toàn mà tất cả những người lính thời ấy đều có chung một suy nghĩ, một quyết tâm "sẵn sang đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần". Trong cái khoảng cách cả về không gian và thời gian ấy, những cánh thư trở thành vị sứ giả duy nhất gắn bó họ với nhau. Vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khó, khốc liệt, tình riêng đã hoà cùng tình yêu đất nước, lý tưởng cao đẹp và bầu nhiệt huyết của "Bao nhiêu năm tháng qua, dù hoà bình hay chiến tranh, thiên tai lụt lội, sơ tán hay dọn chuyển nhà…bất kể những biến cố lớn nhỏ trong gia đình, tôi vẫn tìm cách bảo quản những bức thư này, coi đó là những tài sản vô cùng quý giá của vợ chồng tôi".
Hơn 1000 trang thư tình còn giữ lại được mà ông bà viết cho nhau là những kỷ vật và cũng là minh chứng vĩnh cửu cho một tình yêu thương không gì chia cắt được của "những người chiến sĩ áo trắng".
Phạm Kim Ngân