Phạm Khắc Quảng sinh ngày 4-5-1912 tại Đức Nhân, Đức Thọ, Hà Tĩnh trong một gia có truyền thống khoa bảng. Dòng họ Phạm Khắc vốn nổi tiếng cả một vùng đất ở Đức Thọ. Người anh trai – ông Phạm Khắc Hòe từng giữ chức Ngự tiền Văn phòng đổng lý, hàm Thượng thư của triều Nguyễn, cũng là người soạn chiếu thoái vị cho vua Bảo Đại vào tháng 8-1945. Sau Cách mạng tháng Tám, ông Phạm Khắc Hòe là Giám đốc Nha Pháp chính, rồi Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ.
Cùng với nhiều người như Tôn Thất Tùng, Nguyễn Thúc Tùng, Nguyễn Trinh Cơ, Đặng Văn Chung… Phạm Khắc Quảng thuộc thế hệ bác sĩ y khoa được đào tạo ở trong nước, dưới mái trường Y Đông Dương. Năm 1940, ông tốt nghiệp trường Y, chuyên khoa lao và bệnh phổi. Ngay sau đó, Phạm Khắc Quảng được nhận công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, tham gia điều trị các bệnh nhân bị bệnh lao. Đồng thời, ông được mời làm phụ giảng ở trường Y Hà Nội. Tranh thủ thời gian ông còn làm việc ở một phòng khám tư tại Hà Nội.
GS Phạm Khắc Quảng |
Công việc của bác sĩ trẻ Phạm Khắc Quảng cứ diễn ra đều đặn như vậy, ở ba nơi, khi thì Bệnh viện Bạch Mai, lúc ở trường Y, khi lại ở phòng khám tư, cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Đất nước giành được độc lập, người dân được làm chủ đất nước. Để chuẩn bị cho khung chương trình giảng dạy của trường Y sau ngày độc lập, bác sĩ Hồ Đắc Di đã tập hợp danh sách ban Y, trong đó có bác sĩ Phạm Khắc Quảng và nhiều nhân vật tên tuổi khác: Tôn Thất Tùng, Lê Quang Phú, Trương Cam Cống, Hoàng Tích Trý, Vũ Công Hòe, Đặng Văn Chung, Nguyễn Hữu Phiếm, Đinh Văn Thắng, Trần Văn Bảng, Nguyễn Đình Hào, Nguyễn Đình Hoàng, Nguyễn Đình Cát, Tôn Thất Hoạt, Đặng Vũ Hỷ… Bác sĩ Quảng cũng được giao phụ trách khoa Lao ở Bệnh viện Bạch Mai. Và cũng từ đây ông không còn đi làm ở phòng khám tư.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực đấu tranh ngoại giao, với thiện chí hòa bình, song với dã tâm biến Việt Nam trở thành thuộc địa, thực dân Pháp đã nổ súng ở Sài Gòn từ ngày 23-9 và tiếp tục những hành động gây hấn rộng ra miền Bắc. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bác sĩ Phạm Khắc Quảng bị kẹt lại ở Hà Nội, bị thực dân Pháp bắt giam một thời gian. Nhưng ông từng công tác ở trường Y và Bệnh viện Bạch Mai trước năm 1945 nên nhiều người Pháp không lạ gì tên tuổi bác sĩ Phạm Khắc Quảng. Ông được trả tự do và tiếp tục công tác ở Bạch Mai và phòng khám tư.
Bác sĩ Phạm Khắc Quảng được tổ chức bí mật giao nhiệm vụ hoạt động ở nội thành. Trong suốt kháng chiến chống Pháp, ông tích cực tham gia các phong trào xã hội, công đoàn, tuyên truyền, vận động tinh thần yêu nước trong nhân dân. Cùng với một nhóm trí thức, ông tham gia sáng lập tờ báo “Công luận”, đấu tranh đòi lập lại hòa bình ở Việt
Trong những năm tháng ở nội thành, bác sĩ Phạm Khắc Quảng vẫn thường xuyên liên lạc với các y bác sĩ ở Việt Bắc để trao đổi thông tin, chuyên môn. Bức thư ông gửi cho bác sĩ Tôn Thất Tùng ngày 7-1-1949 cho thấy rõ điều ấy: “Được tin có cuộc gặp gỡ Hồng Thập tự và biết anh cần sách tôi xin gửi anh một bộ… Nhờ anh có dịp thì tin cho anh Phạm Khắc Hòe tôi rằng tôi vẫn được thường và những sách chuyện anh đọc xong xin anh chuyển cho anh Hòe tôi xem với”. Thật trùng hợp, Tôn Thất Tùng và Phạm Khắc Quảng đều sinh vào tháng 5-1912, chỉ hơn nhau vài ngày tuổi, một người vào ngày mồng 4, còn một người vào ngày 10-5.
Hiệp định Gèneve được ký kết, cùng với cán bộ hoạt động bí mật ở nội thành, bác sĩ Phạm Khắc Quảng tổ chức cho nhiều trí thức trốn ra ngoài vùng giải phóng, tích cực đấu tranh phản đối việc ép người di cư vào
Trong suốt cuộc đời mình với nghề thầy thuốc, bác sĩ Phạm Khắc Quảng chỉ chú trọng chữa bệnh cứu người và đào tạo giảng dạy. Ông đã tham gia viết Bài giảng về bệnh lao (dành cho sinh viên), Dịch tễ bệnh lao (dùng cho người bổ túc sau đại học). Những công trình xuất bản của bác sĩ Phạm Khắc Quảng đều là những công trình nghiên cứu về những vấn đề có ý nghĩa khai mở, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu của thực tiễn. Về bệnh lao, ông đã nghiên cứu mọi mặt từ lâm sàng, chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị và tổ chức chống lao, bước đầu đề ra được phương hướng, chủ trương biện pháp cho kế hoạch chống bệnh lao, phù hợp với thực tiễn của đất nước. Về bệnh phổi, ông đã nghiên cứu các loại bệnh mãn tính, chủ yếu là bệnh phổi nghề nghiệp và vấn đề ô nhiễm không khí môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.
GS Nguyễn Đình Hường (nguyên Viện trưởng Viện Lao phổi Trung ương) cho biết may mắn được học tập và làm việc với những bác sĩ đầu ngành về lao phổi là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và Phạm Khắc Quảng. Cũng theo GS Hường, thì chính hai người anh, người thầy đó đã thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của việc thực hiện nghiên cứu dịch tễ bệnh lao ở Việt
Không chỉ được giới chuyên môn đánh giá là một nhà khoa học đầu ngành, bác sĩ Phạm Khắc Quảng cũng được lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá rất cao. Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn từng nhận xét: “Trong nhiều năm, với một nhiệm vụ tương đối ổn định, bác sĩ Phạm Khắc Quảng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như trong công tác chuyên khoa lao, và đã có trên 40 công trình nghiên cứu về lĩnh vực lao và bệnh phổi (dịch tễ học bệnh lao, các phương pháp điều trị lao, phòng lao bằng BCG, dịch tễ học – một số bệnh phổi, ung thư phế quản, dãn phế quản…), những công trình này đã đăng ở các tạp chí y học trong nước hoặc báo cáo ở các hội nghị chống lao quốc tế. Trên nhiều mặt, bác sĩ Phạm Khắc Quảng xứng đáng là một giáo sư với trình độ tiến sĩ khoa học”.
Nguyễn Thanh Hóa