Sau giải phòng miền Bắc, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng tăng cao. Trước tình hình đó, trường Đại học Bách Khoa đã quyết định mở ngành trắc địa trong khi không đủ cán bộ có chuyên môn. Thời gian đầu, trường thực hiện tuyển sinh và dạy các môn cơ bản, đồng thời cử cán bộ đi đào tạo dài hạn ở Liên Xô (5 năm) và cấp tốc (2 – 3 năm) ở Trung Quốc nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo trước mắt và lâu dài của trường.
Năm 1962, khi đang là cán bộ giảng dạy tại khoa Xây dựng của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Văn Châu được cử đi Trung Quốc, học về trắc địa tại Đại học Vũ Hán. Đầu năm 1965, ông trở về Việt Nam và nhận nhiệm vụ giảng dạy cho sinh viên ngành trắc địa khóa 7, 8 của trường Đại học Bách khoa. Năm 1966, ông chuyển sang làm việc tại khoa Trắc địa của trường Đại học Mỏ – Địa chất và gắn bó với ngành hơn 30 năm (1966-1997).
Nhớ về những ngày tháng đầu tiên đó, ông chia sẻ: “Tôi luôn đánh giá sự ra đời của ngành trắc địa vào thời điểm đó, là nhờ sự sáng tạo, quyết đoán và tầm nhìn xa của lãnh đạo trường Đại học Bách khoa”.
Thúy Tiềm