Nhìn lại năm 2011, hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trong công tác nghiên cứu sưu tầm và các công tác khác, thì việc tiến hành nhiều buổi làm việc trực tiếp với các nhà chuyên môn, chuyên gia nước ngoài; gặp gỡ các nhà khoa học và gia đình họ…là những hoạt động chuyên môn ghi dấu ấn trong năm. Trung tâm đã đón tiếp gần 50 nhà khoa học đến tham quan, gặp mặt thân mật 21 gia đình các nhà khoa học được Trung ương Đảng, Bác Hồ cử sang Liên Xô học tập năm 1951, hiện tại chỉ còn 2 nhà khoa học còn sống đó là PGS, Thiếu tướng Lê Văn Chiểu và Thiếu tướng Phạm Như Vưu…Với 418 buổi phỏng vấn đối với các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khoa học, được thực hiện trong năm là một bước tiến của đội ngũ nghiên cứu viên của Trung tâm…Nội dung các buổi trao đổi, làm việc với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà văn hóa Hữu Ngọc, TS Mitch Aso… có ý nghĩa hết sức thiết thực nhằm đào tạo tại chỗ, nâng cao kiến thức cho các nghiên cứu viên về phương pháp tiếp cận, nghiên cứu tiểu sử cuộc đời của nhà khoa học v. v.. Đặc biệt các chuyên gia về Bảo tàng của Pháp đã giúp đỡ, hướng dẫn nghiên cứu viên của Trung tâm xây dựng ý tưởng trưng bày, lựa chọn tư liệu hiện vật và chuẩn bị thiết kế lộ trình cũng như đồ họa cho một trưng bày trong thời gian tới của Trung tâm…
Một số hình ảnh hoạt động của Trung tâm trong năm 2011.
Hội đồng Cố vấn Trung tâm gặp mặt Đầu xuân, 2011
Bà Christime Hemmet (ngồi thứ 3 từ trái sang) chuyên gia Pháp về Nhân học bảo tàng đã dành một tuần làm việc
tại Trung tâm chuẩn bị cho trưng bày về năm nhà khoa học, Hà Nội tháng 4-2011
Thiếu tướng Phạm Như Vưu (bên phải) một trong hai nhân chứng sống của 21 người được cử đi học Liên Xô năm 1951,
trao tặng cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam kỷ vật chiến trường trong thời gian ông đi B, 1968
GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc (bên trái) Chủ tịch Hội Robotcon Việt Nam
trao tặng Robotcon tập bắn cho Trung tâm lưu giữ, Hà Nội 4-2011
Nhà văn hóa Hữu Ngọc 93 tuổi đến thăm Trung tâm
để được trải nghiệm những di sản của các nhà khoa học đang được Trung tâm lưu giữ
Các thành viên Hội đồng Cố vấn đánh giá cao hoạt động nghiên cứu và sưu tầm của Trung tâm
khi nghe giới thiệu về Bộ dụng cụ kết xương đầu tiên ở Việt Nam, hiện đang lưu giữ tại đây
Vị khách đặc biệt ở tuổi 96 – GS.TS Nguyễn Thúc Tùng (bên phải) trò chuyện với Giám đốc chuyên môn PGS.TS Nguyễn Văn Huy
về một số kỷ niệm tâm đắc trong cuộc đời làm khoa học của mình, trong buổi đến thăm lại những tư liệu hiện vật
của ông đang lưu giữ tại Trung tâm
TS Vũ Văn Thế (thứ 2 từ phải sang), bà Vũ Thị Hồng Nhu (thứ 3 từ phải sang) – đại diện gia đình cố GS.TSKH Vũ Đình Cự
đến tham quan và trao đổi với Lãnh đạo Trung tâm để bàn giao khối tư liệu, hiện vật của GS Cự cho Trung tâm lưu giữ
Ông Lê Dũng (bên trái) và gia đình cố GS Hoàng Đình Cầu đang được Giám đốc chuyên môn của Trung tâm PGS.TS Nguyễn Văn Huy
giới thiệu về phương pháp bảo quản hồ sơ nhà khoa học tại Trung tâm
Các buổi phỏng vấn ghi hình là hoạt động thường xuyên của Trung tâm.
Buổi phỏng vấn ghi hình GS.TS Dương Nghiệp Chí, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục Thể thao Việt Nam
GS.TS, Thiếu tướng Trần Thức Vân (bên phải) đang kể câu chuyện về phá nhiễu sóng rada trong chiến tranh chống Mỹ
Khuyến khích và phát triển lưu trữ tại gia đình các nhà khoa học là một hướng hoạt động của Trung tâm năm 2011.
Bảo tàng gia đình của GS.TS Phan Hữu Dật, Phòng lưu niệm gia đình về di sản nhà khoa học đầu tiên ở Hà Nội, đã được ra mắt.
(GS.TS Phan Hữu Dật đang trao đổi kinh nghiệm với các nghiên cứu viên của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam)
Lãnh đạo Công ty MEDLATEC, Lãnh đạo Trung tâm cùng các nhà thiết kế quy hoạch và kiến trúc khảo sát
khuôn viên Công viên các nhà khoa học tại Cao Phong, Hòa Bình để thảo luận về định hướng quy hoạch
Quy hoạch và thiết kế ý tưởng Bảo tàng trong Công viên các nhà khoa học tại Cao Phong, Hòa Bình
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong năm 2011.
Nhiều buổi làm việc, hội thảo giữa chủ đầu tư và các nhà thiết kế, các chuyên gia đã được thực hiện.
Đây là một buổi thảo luận về ý tưởng xây dựng Bảo tàng ngầm tại khuôn viên này
Trần Quang Huy