Trong báo cáo của mình, GS Ngô Bảo Châu ghi nơi làm việc là: Viện IAS ở Princeton (Mỹ), Trường ĐH Paris 11 (Pháp) và Viện Toán học (Việt Nam). |
GSJames Arthur (ĐH Toronto, Canada) điều hành phiên họp này. Ông là thành viên Ủy ban bầu chọn giải thưởng Fields của Hội Toán học thế giới (IMU) năm nay, cũng là người đã có bài nhận xét dài 25 phút về công trình của Ngô Bảo Châu – lời giải cho Bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands.
GSJames Arthur đang giới thiệu báo cáo của GS Ngô Bảo Châu |
Sau phần báo cáo của GS Ngô Bảo Châu, đoàn Việt Nam cố gắng đề nghị ban tổ chức chiếu lại slide để làm background. Trong ảnh: Từ trái qua: GS Lê Tuấn Hoa, GS Ngô Bảo Châu, TS Phan Thị Hà Dương. |
Trước ICM, trong 4 người được giải Fields, chỉ có GS Ngô Bảo Châu nằm trong danh sách báo cáo mới toàn thể 1 tiếng. 3 người còn lại sẽ đọc báo cáo ở các tiểu ban. Nhưng sau đó, tất cả các báo cáo mới đó đều hoãn lại và đều thay vào các vị trí danh dự: báo cáo của các giải Fields, mỗi người trình bày đúng một giờ.
Trước phiên họp, GS Ngô Bảo Châu đã dành thời gian để ký tặng các nhà toán học trong cuốn sách đăng toàn văn công trình nghiên cứu về “Bổ đề cơ bản” của anh.
Cùng “thư ký riêng”, con gái đầu lòng, chuẩn bị ký sách |
Theo phản ánh của phóng viên báo Tuổi Trẻ đang có mặt tại Ấn Độ, cuối phiên họp buổi sáng nay, hàng trăm nhà toán học tại Đại hội toán học thế giới (ICM2010) sẵn sàng xếp hàng dài để được GS Ngô Bảo Châu ký tặng cuốn sách. Ban tổ chức ICM2010 dự kiến dành cho phần ký tặng là 30 phút. Tuy nhiên với số lượng người xếp hàng chờ đợi quá đông, thời gian đã phải kéo dài thêm 15 phút.
Công cuộc “lao động khổ sai ” bắt đầu: 300 chữ ký + 600 lần bắt tay + 300 lần đứng lên ngồi xuống để chụp ảnh với người nhận sách. Đấy là chưa kể đến các yêu cầu riêng của mỗi người. |
Sách do Nhà xuất bản Springer phát hành, chỉ bán chứ không tặng, đề giá 250 rupees (tiền Ấn Độ), khoảng 100.000 đồng.
Vũ Công Lập
Nguồn: vietnamnet.vn/giaoduc/201008/GS-Ngo-Bao-Chau-vua-hoan-tat-bao-cao-tai-ICM-930905/