Từ ngày 2-7-1971, mức lương của PTS Lê Văn Truyền khi công tác tại Bộ bộ môn Bào chế, trường Đại học Dược là 74 đồng. Thời điểm năm 1979, mức lương ông được hưởng là 85 đồng. Với số tiền trên, chỉ đủ chi phí cuộc sống hàng ngày, không có tiền tiết kiệm. PGS.TS Lê Văn Truyền cho biết, để có được tiền tiết kiệm, ông phải làm thêm từ dịch sách, viết bài đăng báo hay thậm chí đi bắt cóc để bán. Ông kể: Hàng đêm, trong ký túc xá Thọ Lão (phố Lò Đúc), dưới ánh điện tù mù khi tắt khi sáng, tôi cũng cố gắng dịch quyển sách “Thuốc tiêm và Thuốc nhỏ mắt” (Injectile si solutile ophtalmice) của thầy tôi, GS Ionescu Stoian, ra tiếng Việt. Nhuận bút mỗi trang dịch là 2 đồng và tôi được nhận 800 đồng cho bản dịch quyển sách. Ngoài dịch sách, tôi thường dịch tóm tắt các bài báo tiếng Anh, Pháp trong các tập Chemical Abstracts có ở thư viện nhà trường (trường ĐH Dược khoa Hà Nội) để gửi in trong các ấn phẩm Thông tin khoa học Y Dược. Mỗi bài tóm tắt được trả thù lao 2 đồng mua được cho con gái một bát phở Thìn ở đầu phố Lò Đúc;
Cuối những năm 70, Bộ bộ môn Bào chế sản xuất thuốc ho từ bột Tỏi tỏi diệt men (Allium sativum stabilisat), thuốc mỡ tra mắt Tetracycline 1% phục vụ Chương trình chống mắt hột học đường, gia công Cao xoa Sao Vàngvàng… Bộ môn Dược chính sản xuất thuốc đánh răng, phấn rôm. Bộ môn Dược liệu sản xuất Bột Cam cóc, Cao Ích mẫu, Cao Nhân trần… Ông kể: Những ngày chủ nhật, cán bộ nhân viên trường Đại học Dược khoa Hà Nộ có thể tổ chức làm thêm, vợ chồng ông cũng không ngoại lệ. Sáng chủ nhật vợ chồng tôi dậy sớm, cho các con ăn sáng, giao chị 13 tuổi ở nhà trông em 3 tuổi, rồi đạp xe ra bãi sông Hồng bắt cóc bán cho Xưởng trường làm bột Cam cóc. Hôm thì lên bờ đê sông Hồng cắt cây Trinh nữ (cây xấu hổ), chặt nhỏ, bỏ vào bao tải đem về phơi khô bán cho Bộ môn Bào chế sản xuất cao Trinh nữ làm thuốc an thần. Mỗi ngày chủ nhật cũng có mươi đồng thêm vào lương tháng 150đ của cả hai vợ chồng.