Sinh ra tại Quảng Ngãi, GS.TSKH Phan Thị Phi Phi trưởng thành trong gia đình có truyền thống hiếu học, nhiều đời làm nghề dạy học. Từ nhỏ, bà và các em được bố dặn rằng: Phải học để có cái nghề tử tế, học suốt đời để trở thành người tử tế của xã hội[1]. Khắc ghi lời dặn của bố, chị em bà luôn cố gắng học tập. Các em của bà, người thì trở thành dược sĩ, người thì là giáo viên. Năm 1954, Phi Phi 20 tuổi, đang là giáo viên dạy cấp I, bà được ra Bắc học tập với hành trang là lời nhắc nhở của cha, "quyết học tập, kiếm cái nghề để hai năm sau trở về phục vụ quê hương"[2]. Nhưng lần chia tay ấy kéo dài 22 năm, khi trở về quê hương, bà đã trở thành thầy thuốc, giảng viên một trường đại học. Sau này, bà tiếp tục đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu, trở thành một trong những chuyên gia về Sinh lý bệnh, Miễn dịch của nước ta.
Năm 1954, dù bà có tên trong danh sách đi học đại học sư phạm, nhưng khi ra đến Hà Nội, trường Đại học Sư phạm (khi ấy là trường Đại học Sư phạm văn khoa) đã tuyển đủ sinh viên. Thấy trường Đại học Y Dược khoa còn chỉ tiêu, bà cùng một số bạn từ miền
Từ những ngày đầu đi học, trong các giờ thực hành, khi theo chân các thầy vào Bệnh viện Bạch Mai và Phủ Doãn, bà thấy bệnh nhân nằm la liệt ở cả dưới đất… Nhất là ở Bệnh viện Phủ Doãn, có những bệnh nhân bị viêm xương, dòi bò lúc nhúc. Cảnh tượng đó khiến bà sợ hãi! Sau mấy tháng nhập học, bà cùng một số sinh viên miền
Năm 1960, bà Phan Thị Phi Phi có tên trong danh sách được cử đi học nước ngoài. Nhưng rồi việc đi nước ngoài bị hoãn lại. Mấy tháng sau lại có quyết định cử bà đi học, trong khi bà và chồng – BS Hà Văn Ngạc (sau là Viện phó Bệnh viện Quân khu IV) đã có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình nhỏ bé. Suy nghĩ, buồn phiền, song được chồng động viên, bà đành lòng gác lại hạnh phúc gia đình, nhận nhiệm vụ tổ chức giao phó. Ngày 5-9-1960, trong tâm trạng và sức khỏe không tốt, bà lên đường sang
Thời gian thực tập ở Bulgari, bà không chỉ nghiên cứu về sinh lý bệnh và miễn dịch trong ung thư máu, mà còn học được nhiều kỹ thuật mới, như kỹ thuật miễn dịch tế bào, tức là nhận dạng các tế bào ung thư máu, tế bào nào tốt, tế bào nào xấu, xác định nguồn gốc, cách chẩn đoán, điều trị…Những kiến thức thu được trong thời gian thực tập tại đây có ý nghĩa định hướng chuyên ngành nghiên cứu trong cả cuộc đời bà. Năm 1962, bà về nước tiếp tục công tác tại bộ môn Sinh lý bệnh. Năm 1963 BS Phan Thị Phi Phi đã công bố bài viết "Thiếu máu trong viêm thận kinh điển" trên tạp chí Nội khoa, số 1. Tuy nhiên, bà chưa có nhiều thời gian phát triển hướng nghiên cứu đó của bản thân.
Trở về nước, hơn một năm sau bà sinh con gái Hà Phan Hải An (nay là PGS.TS Y khoa, chuyên về thận học). Do gia đình hai bên nội ngoại đều ở xa, không có điều kiện giúp đỡ bà khi có con nhỏ, nên bà phải thuê người trông con và phụ giúp việc nhà để có thời gian cho công việc. Bởi vậy mà kinh tế gia đình càng thêm eo hẹp, ngoài toàn bộ chi phí sinh hoạt – ăn, mặc…còn phải chi trả 15 đồng tiền lương cho người giúp việc. Có khi, bà phải vay tiền bà giúp việc.
Thuộc diện học sinh miền
Khi đặt chân đến Trà My (miền núi Quảng
Bác sĩ Phan Thị Phi Phi cùng đồng nghiệp tại Trà My, Quảng Nam, năm 1971
Thời gian thấm thoát thoi đưa, bà Phi Phi công tác ở núi rừng Trà My kéo dài suốt gần 7 năm. Trong quãng xa cách ấy, chồng bà đã treo trên tường một bức ảnh vợ và một tờ họa báo có hình cô gái trông rất giống vợ rồi bảo con gái rằng đó là mẹ. Do vậy, con gái bà vẫn thường kể em có ba mẹ, một mẹ trong miền
Bấy giờ, bộ môn Sinh lý bệnh, trường Đại học Y đã được tăng cường thêm nhiều cán bộ như Đỗ Trung Phấn[5], Nguyễn Văn Nguyên[6], Phạm Mạnh Hùng[7]… và các cán bộ của bộ môn đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh lý bệnh và miễn dịch học. Trước đó, do điều kiện hạn chế, bà lại đi B từ năm 1964 nên chưa có điều kiện phát huy những gì được học ở Bulgaria, và thời điểm đó, những nghiên cứu về thiếu máu, tế bào máu, nhiễm độc gan… có liên quan đến miễn dịch học thực sự chưa sâu và chưa có nhiều thành tựu. Chỉ khi từ miền Nam trở về, BS Phi Phi mới có điều kiện cùng với các cán bộ của bộ môn Sinh lý bệnh tập trung nghiên cứu sâu về miễn dịch học, đặc biệt là tiếp tục hướng nghiên cứu đã được thầy hướng dẫn gợi ý khi đi thực tập ở Bulgaria là ung thư máu.
Năm 1974, sau những năm tháng gian khổ trên chiến trường miền Nam, BS Phan Thị Phi Phi được cử đi Bulgaria làm nghiên cứu sinh. Năm 1976, bà bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ với đề tài "Vai trò của đại thực bào và lympho bào trong ung thư máu thực nghiệm" (thực nhiệm ở chuột) tại trường Đại học Y Sofia. Về nước, bà tiếp tục công tác ở bộ môn Sinh lý bệnh. Sau đó, bà được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm bộ môn, phụ trách nghiên cứu khoa học, còn GS Nguyễn Ngọc Lanh là Phó chủ nhiệm bộ môn phụ trách đào tạo.
Mặc dù làm cán bộ quản lý, giảng dạy, GS Phan Thị Phi Phi vẫn duy trì việc đi lâm sàng mỗi tuần 3 buổi sáng ở Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y. Ngoài ra, bà còn cộng tác làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo bà, việc trực tiếp khám, chữa bệnh cho bệnh nhân là một trong những cơ sở để thúc đẩy việc nghiên cứu của bà. Bà đi sâu nghiên cứu về ba hướng: ung thư (máu, gan, vòm mũi họng), chất điều biến trong thảo dược và dioxin. Về ung thư máu, bà đã công bố nhiều công trình trên các tạp chí và báo cáo tại hội thảo, nhưng nổi bật là việc bà đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ tại trường Đại học Y Sofia; Và cũng tại ngôi trường này, bà đã bảo vệ luận án Tiến sĩ (sau là Tiến khoa học) về đề tài "Các dấu ấn miễn dịch sinh học để góp phần chẩn đoán và tiên lượng bệnh ung thư máu ở người", vào năm 1986.
Về vấn đề ung thư gan, GS Phan Thị Phi Phi là người đầu tiên tìm ra HbsAb – kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B trong máu – là dấu ấn nguy cơ cao bậc nhất để tầm soát ung thư gan ở người. Đó là cơ sở để sau này Bộ Y tế quyết định khi trẻ sinh ra cần được tiêm phòng viêm gan B nhằm chống ung thư gan. Và khi bị viêm gan B thì người ta điều trị tích cực để sau này nó không gây hậu họa là ung thư gan.
Mặc dù GS Phan Thị Phi Phi tham gia nghiên cứu về ung thư vòm họng từ khá sớm, nhưng phải đến thập niên 90 bà mới tập trung vào vấn đề này. Bà cộng tác với các đồng nghiệp trong nghiên cứu và công bố nhiều công trình, như: "Một số chỉ tiêu sinh vật học và miễn dịch học của đại thực bào máu ngoại vi bệnh nhân ung thư vòm họng và leucose" (Phan Thu Anh, Phan Thị Phi Phi, Chu Thị Tuyết và Tạ Thị Mến), Nội san Sinh lý học, 1990; "Nghiên cứu tình trạng suy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào ở bệnh nhân ung thư vòm họng trước điều trị" (Đỗ Hòa Bình, Phan Thị Phi Phi, Nguyễn Bích Hà), Tạp chí Y học Việt Nam, 1993… Bà làm Chủ nhiệm một số đề tài cấp Bộ Y tế, như: Đề tài KT.04.547 (1992-1996) nghiên cứu cơ bản "Suy giảm diễm dịch tế bào ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng. Đề xuất mô hình điều biến"; Đề tài nghiên cứu cơ bản (1996-2000) "Nghiên cứu chẩn đoán ung thư vòm họng (NPC) bằng PCR"… Bà cũng hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về vấn đề này.
Từ đầu những năm 80, bà bắt đầu nghiên cứu tác hại của chất độc da cam dioxin lên hệ miễn dịch con người. Bằng hàng chục báo cáo khoa học tại các hội thảo trong và ngoài nước, bà đã góp phần giúp nhiều người hiểu chất độc da cam dioxin làm giảm miễn dịch ở người, là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật. Đó cũng là cơ sở để năm 2004, bà là một trong số các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đệ đơn kiện lên tòa án Mỹ. Bà cho rằng, thắng lợi lớn nhất của việc tranh tụng đó là việc nhiều người và tổ chức quốc tế quan tâm, giúp đỡ nạn nhân da cam ở Việt Nam.
GS.TSKH Phan Thị Phi Phi (thứ ba từ trái) trao học bổng cho con, cháu nạn nhân chất độc da cam dioxin, 2018
Có thể nói, điều kiện để GS Phan Thị Phi Phi đi sâu nghiên cứu muộn hơn nhiều đồng nghiệp, nhưng bằng ý chí, nghị lực, bà đã vượt qua rào cản về thời gian để gặt hái thành công. Đặc biệt, bà có người chồng, một đồng nghiệp hiểu biết, luôn thông cảm, tạo điều kiện cho vợ, có con gái ngoan, tự lập và học giỏi để bà yên tâm công tác. Nhất là những khi việc nghiên cứu bước vào giai đoạn nước rút, thời gian bà ở cơ quan, ở phòng thí nghiệm còn nhiều hơn ở nhà.
Chính những thành công và uy tín trong công việc lẫn nghiên cứu mà tháng 7-1997, PGS Tôn Thất Bách – Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội đã giao đích danh cho cá nhân bà nhiệm vụ khôi phục Labo trung tâm của trường. GS Phan Thị Phi Phi chia sẻ: Quyết định ấy của PGS Bách khiến tôi bất ngờ nhưng việc đã rồi[8]. Nhận nhiệm vụ, cũng là sự tin tưởng của Hiệu trưởng, bà phải gác lại những hiểu nhầm từ đồng nghiệp, cấp trên để chuyên tâm cho công việc. Do vậy, bà trở thành Giám đốc Labo Trung tâm Y sinh học (nay là Trung tâm nghiên cứu Gen- Protein) từ tháng 7-1997 cho đến khi nghỉ hưu (tháng 8-1999), còn PGS.TS Lê Văn Phủng ở bộ môn Vi sinh y học làm Phó Giám đốc. Bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mới, với các trang thiết bị cũ, hỏng, phân tán, nhà trường phải mua cho labo một số trang thiết bị, máy móc mới. Nhân sự thì mới chỉ có giám đốc và phó giám đốc, nên hai người phải làm tất cả các việc, từ quét nhà, rửa cốc, rửa ống nghiệm…, rồi lắp đặt, vận hành thiết bị mới, đến lấy mẫu, xử lý mẫu và số liệu… Mấy tháng sau, labo mới tuyển thêm nhân viên từ các bộ môn của trường làm việc kiêm nhiệm ở đây. Dần dần Labo hình thành bộ máy hoàn chỉnh. Labo thực hiện mục tiêu của trường Đại học Y Hà Nội là nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Sau khi nghỉ hưu (năm 1999), ngoài thời gian dành cho nghiên cứu và công việc cá nhân, GS Phan Thị Phi Phi còn rất tích cực ủng hộ và đứng đầu nhóm các nhà hảo tâm ủng hộ vật chất cho các cá nhân, gia đình chịu ảnh hưởng của chất độc da cam. Bà sẽ còn tiếp tục làm công việc ý nghĩa này, như bà tâm sự: Tôi chỉ dừng khi không thể đi được nữa[9].
Lê Thị Hằng
________________________
* GS.TSKH Phan Thị Phi Phi, chuyên ngành Y học, nguyên Phó chủ nhiệm bộ môn Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen- Protein, trường Đại học Y Hà Nội.
[1] Tài liệu ghi âm GS.TSKH Phan Thị Phi Phi, 11-7-2019, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[2] Tài liệu ghi âm GS.TSKH Phan Thị Phi Phi, 11-7-2019, đã dẫn.
[3] Tài liệu ghi âm GS.TSKH Phan Thị Phi Phi, 30-7-2020, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[4] Tài liệu ghi âm GS.TS Phan Thị Phi Phi, 7-7-2020, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[5] Sau là Giáo sư, tiến sĩ, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương.
[6] Sau là Giáo sư, tiến sĩ, Phó Giám đốc Học viện Quân y.
[7] Sau là Giáo sư, tiến sĩ khoa học, Thứ trưởng Bộ Y tế.
[8] Tài liệu ghi âm GS.TSKH Phan Thị Phi Phi, 2-11-2020, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[9] Tài liệu ghi âm GS.TSKH Phan Thị Phi Phi, 25-7-2020, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt