Tâm sự nghề giáo

GS Nguyễn Xuân Lạc không chỉ được biết đến với tư cách là một trong những người tham gia xây dựng bộ môn Nguyên lý máy và bộ môn Cơ học ứng dụng của trường ĐH Bách khoa HN, ông được là một trong những người xây dựng khoa Sư phạm kỹ thuật (nay là Viện Sư phạm Kỹ thuật) của trường.

Ngay từ những ngày đầu bước lên bục giảng, ông Nguyễn Xuân Lạc đã ý thức được rằng, ngoài việc tích lũy kiến thức chuyên môn, người thầy giáo luôn phải nỗ lực tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy. Ngoài truyền đạt kiến thức, ông luôn tìm cách tạo ra các mô hình để học trò có thể tương tác, mục đích để họ có thể "vỡ lẽ" một vấn đề nào đó, hoặc cao hơn là có thể phân tích, đánh giá và sáng tạo ngay trong khi học. Trước đây chưa có máy tính, ông thường tự chế các mô hình tương tác cho sinh viên từ các vật dụng thô sơ như bìa carton, gỗ… Sau này, ông sớm ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin vào giảng dạy. Một trong số đó là việc ông đưa phần mềm GeoGebra – phần mềm hình học động vào ứng dụng trong giảng dạy môn cơ học, giúp sinh viên được tương tác trực tiếp trong quá trình học.

GS.TS Nguyễn Xuân Lạc giới thiệu về mô hình tương tác trên máy tính

GS Nguyễn Xuân Lạc tâm sự: Để sinh viên đạt được ba bậc nhận thức cao hơn là phân tích, đánh giá và sáng tạo, người dạy phải có khả năng ứng tác tốt, đối mặt với những tình huống ngoài dự kiến của giáo án, thường đến từ phía người học và môi trường. Khả năng đó chủ yếu nhờ ba kỹ năng: tiếp cận (thích hợp và khả thi hơn so với cách đã chuẩn bị), minh họa (bằng những ví dụ và phản ví dụ, diễn giả…), và kỹ năng kết xuất (là ứng tác công dụng của một kết xuất thích hợp hơn hoặc sâu rộng hơn). Đó là một nghệ thuật để kích thích tư duy và sự sáng tạo của người học.

Lê Thị Hằng