Cách đây tròn 30 năm (1991), lần đầu tiên đạo diễn Đặng Nhật Minh được mời tham dự Liên hoan phim Fukuoka lần thứ nhất tại Nhật Bản. Bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười do ông đạo diễn được trình chiếu tại sự kiện văn hóa quốc tế này. Cũng chính trong chuyến đi ấy, ông được biết đến đất nước Mặt trời mọc, được tiếp xúc với đồng nghiệp của cha mình từ những năm 40 thế kỷ trước ở Nhật Bản.
Sinh thời, GS Đặng Văn Ngữ (1910-1967) là người sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương (từ năm 1957). Ông mải mê công việc, hiếm có dịp chia sẻ cùng các con về những năm tháng học tập ở Nhật Bản (1943-1949). Liên quan đến giai đoạn này chỉ có vài tấm ảnh và bản tự thuật ông viết trong một đợt chỉnh huấn năm 1953 tại chiến khu Việt Bắc. Ông Minh từng tâm sự: Những gì liên quan đến cuộc đời của cha tôi, quả thực trong gia đình cũng chưa biết hết, nhất là giai đoạn 7 năm nghiên cứu, tu nghiệp tại Nhật. Cũng bởi vậy, chuyến đi Nhật lần này khiến ông không khỏi háo hức.
Bác sĩ Đặng Văn Ngữ (bìa trái), bà Seino Nabuko (thứ 2)
cùng các đồng nghiệp Trường Đại học Y khoa Tokyo, tại Nikko, 1946
Trước chuyến đi, một học trò của GS Đặng Văn Ngữ – ông Nguyễn Lân Dũng[1] khi ấy là cán bộ Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) cho biết, có một nhà khoa học người Nhật hỏi thăm tin tức về gia đình GS Ngữ. Đó là Giáo sư Seino từng sang Việt Nam làm việc theo một chương trình hợp tác giữa hai nước về vi sinh vật. Ông Seino để lại thông tin liên lạc và cho biết vợ ông từng làm phụ tá cho BS Đặng Văn Ngữ trong phòng thí nghiệm của Trường Đại học Y khoa Tokyo những năm 40 muốn nhờ ông Dũng tìm cách liên lạc với những người thân trong gia đình BS Ngữ.
Nhờ những thông tin đó, khi đặt chân đến Fukuoka đạo diễn Đặng Nhật Minh liên hệ ngay với Giáo sư Seino. Khi biết tin ông Minh đang có mặt ở Fukuoka, ông bà Seino liền sắp xếp thời gian bay từ
Lúc mới đến Nhật Bản, BS Đặng Văn Ngữ liên hệ ngay với GS Massuo Ota – một chuyên gia về nấm học, năm 1941 từng đến Hà Nội làm việc tại Trường Y dược toàn cấp Đông Dương[2] – nơi BS Ngữ công tác. Giáo sư Ota đã giới thiệu BS Ngữ vào làm việc tai Phòng thí nghiệm của Trường Đại học Y khoa Tokyo. Trong bản tự thuật năm 1953 ông viết: Một hôm, vào năm 1945, Ôta (GS Massuo Ota) tìm tôi nói ở Mỹ đã chế được penicillin từ mốc xanh. Ôta bảo tôi tìm tất cả các mốc xanh ở mọi nơi để xem có loại nào có khả năng nhả chất kháng sinh không? Tôi bắt đầu nghiên cứu về kháng sinh từ lúc đó. Nói xong, Ôta đi dự hội nghị ở Thượng Hải. Hai tháng sau Ôta về, tôi giao cho Ôta một giống nấm penicillin có tính chất kháng sinh cao. Ôta đem đi báo cáo ở hội nghị quân sự. Có lẽ giống nấm ấy là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên ở Nhật Bản[3].
Cán bộ Phòng thí nghiệm, Trường Đại học Y khoa Tokyo,
Bác sĩ Đặng Văn Ngữ (đứng bên phải), bà Seino (hàng ngồi, bên phải)
Để có được thành quả ấy là chuỗi ngày tự nghiên cứu, học hỏi không ngừng của BS Đặng Văn Ngữ. Tôi đã đi học ở gần khắp các Viện nghiên cứu ở Đông Kinh và ở ngoại ô Đông Kinh. Ở mỗi nơi tôi làm việc vài ba tháng, đi từ phòng này sang phòng khác, khi nào không còn gì để học thêm nữa mới đi nơi khác. Điều kiện về kỹ thuật ở Nhật Bản có rất nhiều và rất phong phú. Mỗi một phòng thí nghiệm có một số tác phong, phương pháp làm việc khác nhau. Tôi đã lần lượt đi các Viện Ung thư, Radium, Lao, Nấm, Vi trùng… Đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì tôi đang nghiên cứu về kháng sinh ở Viện Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm. Sau đình chiến một thời gian tôi còn nghiên cứu ở Viện này. Lúc này không còn phải giữ bí mật quân sự nữa, nên tôi được giới thiệu đi tham quan khá nhiều cơ sở đã sản xuất penicillin trong chiến tranh và vẫn tiếp tục sản xuất[4].
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), Nhật Bản hoang tàn sau những trận ném bom, đặc biệt hai thành phố Nagasaki và Hiroshima phải hứng chịu sự tàn sát dã man do bom nguyên tử của Mỹ. Nhật Bản kiệt quệ, bị chiếm đóng bởi lực lượng quân Đồng Minh, đứng đầu là Mỹ. Rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn về kinh tế, Chính phủ Nhật Bản không còn chịu trách nhiệm với du học sinh nước ngoài. Không còn khoản trợ cấp tài chính như trước, BS Đặng Văn Ngữ vừa làm nghiên cứu viên tại Trường Đại học Y khoa Tokyo vừa làm cho Quân y viện 406 của Mỹ[5] để có thêm thu nhập. Và cũng nhờ vậy, ông được tiếp xúc với hai nền y học tiên tiến của thế giới.
hững câu chuyện của bà Seino gợi ra trong ông Minh nhiều suy nghĩ về người cha luôn hết mình vì khoa học. Rồi bà Seino đưa ông đi tham quan những nơi cha ông từng sống và làm việc, trong đó có Đông Kinh học xá, nơi các sinh viên nước ngoài trước đây cư trú. Khu học xá đã thay đổi ít nhiều nhưng cây cổ thụ trong sân thì vẫn còn đó. Bên gốc cây này, ông Minh và bà Seino đã chụp một bức ảnh để kỷ niệm về nơi BS Ngữ từng tá túc trong thời gian tu nghiệp ơ Nhật.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Seino đến thăm Đông Kinh học xá, Nhật Bản năm 1991
Qua hồ sơ lưu trữ của ban quản lý Đông Kinh học xá, ông Minh biết địa chỉ của kỹ sư Lê Văn Quí, người từng sống cùng phòng với cha ông trong nhiều năm. Lê Văn Quí là một trong 7 lưu học sinh (5 người Việt và 2 người Pháp[6]) cùng sang Nhật Bản với BS Đặng Văn Ngữ vào năm 1943[7]. Từ đầu những năm 40, đã có hàng chục thanh niên Việt
Hôm sau, ông Minh đến thành phố Atami, cách Tokyo hơn 100km – nơi kỹ sư Lê Văn Quí sinh sống. Ông lấy làm lạ bởi vừa gặp mặt, vợ ông Quí – một phụ nữ Nhật Bản – liền ra chào đón và tủm tỉm cười. Khi trò chuyện, bà mới nói: Trông anh giống bố quá! Hóa ra, vợ ông Quí cũng là nhân viên cùng phòng thí nghiệm với BS Đặng Văn Ngữ tạiTrường Đại học Y khoa Tokyo. Vợ chồng họ quen nhau trong một lần ông Quí đến trường tìm BS Ngữ. Theo ông Quí, thời gian ở Nhật, BS Đặng Văn Ngữ không quan tâm gì khác ngoài việc học tập nghiên cứu, ít đi chơi, chủ yếu dành thời gian trong phòng thí nghiệm. Giống như bà Seino, ông Quí cũng cho biết, người Mỹ rất chú ý đến các công trình khoa học của BS Ngữ. Tại nhà riêng, ông Quí còn lưu giữ tấm bằng do Thị trưởng thành phố Tokyo ký tặng cuối năm 1945, để ghi nhận công lao cứu giúp người Nhật. Ông Quí cho biết, BS Đặng Văn Ngữ và các thành viên trong đội cứu thương cũng được tặng một tấm bằng như thế. Chính BS Đặng Văn Ngữ là người đã tập hợp lưu học sinh ở Đông Kinh học xá thành lập các đội cứu thương, hướng dẫn nghiệp vụ cấp cứu cho họ, nhờ đó cứu chữa được rất nhiều người bị thương, đặc biệt là các nạn nhận bị bỏng vì bom.
Trước khi về nước năm 1949, BS Đặng Văn Ngữ rủ Lê Văn Quí về cùng nhưng anh bạn ở lại Nhật với suy nghĩ: “Ai cũng đi chiến đấu thì lấy đâu người xây dựng. Sau này kháng chiến thành công, tôi sẽ về xây dựng đất nước, phụng sự Tổ quốc”. Trong thời gian làm việc ở Nhật Bản, ông Quí có rất nhiều phát minh, sáng kiến và nhờ đó mà có kinh tế dư dả. Nhiều năm, ông Quí là một trong số gương mặt Việt kiều tiêu biểu đã đóng góp kinh tế, vật chất cho đất nước thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo.
Ông Seino (trái) viếng mộ GS Đặng Văn Ngữ tại Huế, 2016
Trở lại Tokyo, bà Seino đưa ông Minh đến gặp GS Tomio Takeuchi – Viện trưởng Viện Hóa vi sinh Tokyo. Giáo sư từng làm việc với cha ông tại Trường Đại học Y khoa
Tại Viện Hóa vi sinh Tokyo, ông Minh tận mắt nhìn thấy những công trình, bài viết của cha mình đăng trên các tập san, tạp chí Y khoa vẫn được trân trọng, lưu giữ cẩn thận. Điều đó khiến ông thầm nghĩ: Nếu ngày đó cha ông ở lại Nhật Bản để tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học, hẳn ông cũng sẽ trở thành một nhà bác học lớn như GS Tomio Takeuchi, hẳn ông còn có những đóng góp có giá trị cho nền y học của nhân loại, nhưng ông sẽ không được chia sẻ những vinh quanh cũng như những khổ đau của đất nước mình, của dân tộc mình[11].
Sau chuyến đi năm 1991 với biết bao cảm xúc, ngỡ ngàng, tháng 1-1995, đạo diễn Đặng Nhật Minh có dịp trở lại Nhật Bản theo lời mời của Đài truyền hình NHK. Kịch bản Thương nhớ đồng quê của ông được chọn để làm phim và trình chiếu tại Liên hoan phim châu Á lần thứ nhất của NHK. Đoàn làm phim Việt Nam được mời đến hãng in tráng phim Imagica lớn nhất Nhật Bản lúc ấy để xem bản phim đầu tiên. Ngoài các chuyên viên kỹ thuật, đại diện NHK, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản…, tham dự buổi chiếu phim còn có một khách mời đặc biệt của NSND Đặng Nhật Minh, đó là ông bà Seino.
Bà Seino trong dịp đến thăm Cần Thơ, Việt Nam
Vợ chồng bà Seino rất yêu quý Việt Nam. Họ đã ba lần đến mảnh đất chữ S tham quan, du lịch và thăm Huế. Năm 2016, bà Seino qua đời. Đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ: Trước khi về Việt
Cả hai cha con GS Đặng Văn Ngữ như có sợi dây gắn kết vô hình với đất nước và con người Nhật Bản. Khi mời đạo diễn Đặng Nhật Minh sang Nhật Bản, phía ban tổ chức liên hoan phim không hề biết cha ông từng sống và làm việc ở đây. Ông Minh tâm sự: Nếu hỏi tôi, đất nước nào trên thế giới có cảm tình với phim của tôi nhiều nhất thì đó chính là Nhật Bản . Họ đã lưu giữ 9 phim của tôi tại Viện Lưu trữ phim Fukuoka. Tôi cảm nhận rằng người Huế và người Nhật có nhiều nét tương đồng trong tính cách, trong ứng xử. Cha tôi là một minh chứng sinh động nhất cho sự tương đồng đó?[13]
Nguyễn Điệp – Nông Thị Thúy Nga
_________________________
1] Sau là Giáo sư, giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Nay là Trường Đại học Y Hà Nội.
[3] Tham khảo https://nghiencuulichsu.com/2012/10/08/tu-thuat-cua-giao-su-dang-van-ngu/.
[4] Tham khảo https://nghiencuulichsu.com/2012/10/08/tu-thuat-cua-giao-su-dang-van-ngu/.
[5] Tham khảo http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1176&ID=4245
[6] Đó là Phan Thị Đào, Phạm Thị Lý, Hoàng Đình Lương, Lê Văn Quý, Nguyễn Thanh Nguyên, Rivoalen và Barthelemy. Trừ Nguyễn Thanh Nguyên là sinh viên Nha khoa, tất cả đều là học sinh lớp đệ nhất và đệ nhị trung học.
[7] Thời điểm đó, phát xít Nhật đã thỏa thuận với Chính phủ Pháp ở Đông Dương nhận một số lưu học sinh sang du học Nhật Bản. Đối tượng được chọn gồm những người đã tốt nghiệp đại học sang trao đổi, nghiên cứu (Đặng Văn Ngữ thuộc nhóm này) và học sinh trung học sang để vào đại học ở Nhật Bản (như Lê Văn Quí).
[8] “Phan Boi Chau and Three Waves of Dong Du in
[9] Tài liệu ghi âm NSND Đặng Nhật Minh, 15-7-2021, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[10] “Phan Boi Chau and Three Waves of Dong Du in
[11] Đặng Nhật Minh, “Cha tôi” in trong Đặng Văn Ngữ – một trí thức lớn, một nhân cách lớn, Nxb. Y học, 2010, tr. 462-463.
[12] Tài liệu ghi âm NSND Đặng Nhật Minh, 28-4-2020, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[13] Tài liệu ghi âm NSND Đặng Nhật Minh, 15-7-2021, đã dẫn.