Thực hiện tâm nguyện của chồng

GS Phạm Minh Khang (1944-2015), nguyên Trưởng khoa Sáng tác – Lý luận – Chỉ huy, Học viện Âm nhạc quốc gia. Từ thuở niên thiếu, ông đã dành tình yêu và sự đam mê với những làn điệu dân ca. Năm 1963, ông thi vào trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Việt Nam), rồi theo học chuyên ngành Sáng tác và Lý luận âm nhạc ở Nhạc viện Odessa, Liên Xô (1967-1969). Sau này, ông làm nghiên cứu sinh ngành Dân tộc nhạc học tại Nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô (1982-1985). Trở về nước, ông tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo nhiều thế hệ học trò xuất sắc: Nhạc sĩ Đức Trịnh (sau là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam), Lê Anh Tuấn (sau là Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia)… Nhưng từ khi còn học ở Liên Xô, ông luôn trăn trở và mong muốn thành lập một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn, phát huy tài năng âm nhạc dân tộc cổ truyền. Và năm 2005 mong muốn này đã được thực hiện. Ông cùng nhạc sĩ Thao Giang thành lập Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam, trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Nghiên cứu sinh Phạm Minh Khang (đứng thứ 5, hàng thứ 2 từ phải sang) cùng thầy cô giáo và bạn bè ở Nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô (1982-1985)

Năm 2015, GS.TS Phạm Minh Khang qua đời khi đang ở độ chín với bao dự định về âm nhạc còn dang dở. Dù ông đã đi xa nhưng những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam rất đậm nét, với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cô gái Ayunpa, Bến em xanh, Hương lúa quê nhà, Huyền thoại Sa Pa, Bản tình ca nơi biên cương… 
 

Nguyễn Thị Hằng