Cậu bé mồ côi làng Bảo Khê
Hoàng Minh Thảo sinh năm Tân Dậu (1921) ở làng Bảo Khê, Kim Động, Hưng Yên. Năm 15 tuổi (1937), ông là một trong “ngũ hổ” được Bác Hồ trực tiếp cử đi học trường sĩ quan Hoàng Phố. Ông có một tuổi thơ buồn vì sớm mồ côi mẹ, tha hương cùng với người bố.
“Làng tôi rất nghèo, bà mẹ tôi là người buôn bán nhỏ, được cái tính hay thương người – Hoàng Minh Thảo kể – Bà cụ hiền lành, đối đãi với chị em trong nhà và bà con chòm xóm rất tốt và thân mật. Tôi có hai anh em nhưng cô em gái mất sớm, thành ra mình là con một. Bố tôi thì đi xa, làm thợ may ở Tràng Định, Lạng Sơn. Nhà chỉ một mẹ một con, bà cụ cứ tảo tần mà nuôi con vậy thôi, nên tôi rất thương bà.
Lớn hơn một chút, tôi được ông bố đưa lên Tràng Định học tiếp. Ngày ấy, bố tôi làm thợ may cũng chỉ đủ ăn đủ sống. Mẹ tôi mất năm 1935, khi ấy tôi 14 tuổi, đang học ở trường trung học Thăng Long (Hà Nội). Bố tôi mất năm 1947, lúc tôi đang làm Tư lệnh chiến khu 3. Nhận được tin ông cụ mất nhưng tôi cũng không về ngay được vì tôi đang đi công tác. Đến khi ông cụ được chôn cất xong, tôi mới về thắp nén nhang cho cụ.
Khi tôi học ở trường trung học Thăng Long, mỗi khi có ngày nghỉ hay vào dịp hè, tôi lại tranh thủ về thăm mẹ, thăm quê và thăm bố tôi ở Lạng Sơn”. Tướng Hoàng Minh Thảo kể về tuổi thơ của mình đơn giản như vậy.
“Xếp hạng” tướng lĩnh
Theo lời tướng Thảo, ngày còn bé ông học rất bình thường. Các cụ cũng chẳng răn dạy gì cả. Ông cụ, bà cụ mải làm ăn nên học hành cũng chẳng được bao nhiêu. Ông bảo:
– Mẹ tôi là một phụ nữ nông thôn, yêu con, quý con nên chỉ tần tảo buôn bán nuôi con, mùa cải thì mua vài mớ ra chợ quê bán, mùa rau muống thì lại làm gánh rau muống ra chợ. Ông cụ tôi thì cũng có gửi tiền về cho mẹ tôi nhưng dạy dỗ thì không. Chỉ có điều, ông cụ là một người tốt bụng, hiền lành. Có lẽ do cả bố và mẹ đều là người tốt bụng, được hàng xóm láng giềng quý mến nên tôi được môi trường này giáo dục ngay từ bé.
– Thế những tài năng quân sự sau này bác học ở đâu? Tôi hỏi.
– Đều do tôi tự học tập mà nên. Về khả năng quân sự thì tôi chịu ảnh hưởng từ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi nghiên cứu tài liệu của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh để học về Thế thời; Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp thì tôi nghiên cứu về Mưu lược.
– Nếu xếp hạng tướng lĩnh trong lịch sử quân sự Việt
– Tôi xếp đầu tiên là Trần Hnưg Đạo. Ông là nhà chiến lược thiên tài về chiến tranh nhân dân. Thứ hai là Lý Thường Kiệt với chiến lược lấy công làm thủ, đòn đánh phủ đầu. Thứ ba là Quang Trung Nguyễn Huệ về tính thần tốc. Thứ tư là Ngô Quyền vì niềm kiêu hãnh dân tộc.
– Còn tướng lĩnh Việt
– Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An. (Do tế nhị, ông không nói đến tên mình nhưng theo một số tướng lĩnh, không thể không nhắc đến tên ông – NV).
Những năm cuối đời, khi tuổi đã trên 80, ông vẫn viết sách, viết báo, đi nói chuyện về nghệ thuật quân sự và tham dự các hội nghị khoa học. Vẫn trực tiếp làm Phó tổng biên tập Tạp chí Từ điển Bách khoa, Ủy viên hội đồng chức danh GS, PGS của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn bảo vệ luận án tiến sĩ, cao học.
Trận đánh đầu đời
Cuộc đời binh nghiệp của tướng Hoàng Minh Thảo kéo dài suốt nửa cuối thế kỉ XX, đã trải qua hàng trăm trận chiến đấu với quy mô lớn nhỏ. Thế nhưng ít ai biết rằng, trận đánh đầu tiên của ông tại Pò Mã – Lạng Sơn vào tháng 5/1945 lại diễn ra hết sức đơn giản và không có một thương vong nhỏ nào. Lý do là vừa mới nổ súng, địch đã… xin hàng.
Khi được biết Hội Khuyến học Việt
Sau khi giành thắng lợi, quân ta thả hết tù binh. Thế nhưng chính trận đánh này đã để lại cho ông rất nhiều kinh nghiệm quý báu về khả năng phát động quần chúng, công tác binh địch vận, về tinh thần nhân văn… Tất cả những điều đó là nền tảng cho những tác phẩm viết về nghệ thuật chiến tranh sau này.
Ông đã viết hơn 10 tác phẩm, đặc biệt trong đó những tác phẩm như Tổ tiên ta đánh giặc, Sự thất bại của một cuộc chiến tranh phi nghĩa, Về cách dùng binh, Những vấn đề về nghệ thuật quân sự… Đây là những tác phẩm làm cơ sở để cho đến bây giờ, ông là nhà lý luận quân sự duy nhất đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh. Và có lẽ ít ai biết rằng hai tác phẩm Tổ tiên ta đánh giặc (1971) và Sự thất bại của một cuộc chiến tranh phi nghĩa (1972 – 1974) đều được ông viết ở chiến trường Tây Nguyên, ngay dưới mưa bom bão đạn và khoảng cách giữa hai chiến dịch.
Tướng lĩnh Sài Gòn thua ở mưu kế
– Đời người cầm quân không phải lúc nào cũng đúng và trận nào cũng thắng – Ông tâm sự. Trận Châu Cao chẳng hạn. Tuy chiến thắng nhưng tổn thất lại lớn. Thế là kết quả không như ý muốn rồi. Chiến dịch Quảng Trị 1972 cũng vậy. Do không thực hiện đúng chỉ đạo của tướng Giáp là vòng qua Tây Huế nên khi địch phản công, chiếm lại Quảng Trị, thương vong rất cao. Sai lầm ở chiến dịch này là nghệ thuật quân sự không rõ ràng, không chú trọng phòng ngự.
– Nghe nói năm 1972, bác đã đánh Kon Tum không thành công. Vì sao vậy?
– Vì… mình kém. Đáng lẽ phải sử dụng lực lượng dự bị tập trung thì lại bị xé lẻ. Sau trận đó, tay Lý Tòng Bá sư trưởng chỉ huy trận Kon Tum của phía Việt Nam cộng hoà đã viết một cuốn “Từ Điện Biên Phủ đến Kon Tum” để chế giễu mình. Và trớ trêu là chỉ 3 năm sau, Lý Tòng Bá lại bị chính cánh quân của mình do tướng Vũ Lăng chỉ huy bắt sống.
– Nửa thế kỉ binh nghiệp, có bao giờ bác thấy nao núng, do dự?
– Có chứ. Những lần B52 rải thảm, quân mình thương vong nhiều. Vũ khí của địch thì ngày một hiện đại, tinh vi. Trong khi đó, mình thì có hạn. Thế nhưng nhờ có tinh thần kiên cường, bất khuất mà chúng ta đã chiến thắng.
– Nếu xét thuần tuý về mặt chuyên môn, theo bác tướng lĩnh của quân đội ta khác với tướng lĩnh Sài Gòn là gì?
– Người dùng binh phải có ba tố chất cơ bản. Một là mưu kế. Hai là quyết đoán. Ba là chọn đúng đối tượng. Tướng lĩnh Sài Gòn thua ở mưu kế.
Không…! Không…! Tôi không sợ vợ…
Khi tôi hỏi về chuyện tình duyên của vị tướng già Hoàng Minh Thảo, người trả lời thuộc về “tướng bà” Vũ Thị Minh Nguyệt.
Theo lời cô giáo Nguyệt, ông bà gặp nhau trong một ngôi chùa ở Phủ Lý khi bà từ Hà Nội sơ tán về đây với người cô ruột. Một buổi chiều cuối năm 1948, người chú Vũ Đình Lai (GS Vũ Đình Lai – Nguyên Hiệu trưởng ĐH GTVT) dẫn một chàng trai mắt sáng quắc, lông mày dài và rậm về “xem mắt” đứa cháu ruột. Và chỉ mấy tháng sau với hai lần gặp mặt, đầu năm 1949, họ nên vợ nên chồng.
Tướng Thảo và “tướng bà” Vũ Thị Minh Nguyệt.
– Ngày đó tôi mới 17 – 18 tuổi nên chả biết gì, bảo cưới thì cưới. Ngày hôn lễ, bên nhà tôi chỉ có chú Lai và mấy người trong gia đình. Bên ông Thảo thì có hai anh cán bộ đại diện. Cưới nhau xong, chả biết về đâu. Đêm tân hôn, hai vợ chồng mượn được căn nhà lá bỏ hoang, chuột gián chạy như chạy loạn. Giường chiếu không có, phải đi mượn. Thế mà sáng sớm hôm sau, ông ấy lại lên đường đi chiến dịch.
– Lấy một ông quan to cách mạng (từ năm 24 tuổi, Hoàng Minh Thảo đã là Tư lệnh Chiến khu Ba), bác có sợ không?
– Không. Mà có biết ông ấy làm chức vụ gì đâu mà sợ. Gặp nhau nhoáng nhoàng có mấy bữa, lại e ngại, chứ đâu có như thanh niên bây giờ mà tìm hiểu – Bà cười, một nụ cười hồn hậu nhưng vẫn phảng phất sự thanh lịch của nữ sinh Hà Thành một thời xuân sắc.
– Thế bác có sợ vợ không? Tôi hỏi tướng Thảo.
– Không…! không…! Tôi không sợ nhưng cũng không bao giờ cãi vợ – Hình như tướng Thảo hơi bối rối. Tôi chợt nhớ có lần Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, một vị tướng nổi tiếng gan lì và hổ lửa nói với tôi: “Mình đi chiến trận xa nhà suốt nên tất cả công việc to nhỏ trong gia đình đều nhờ vợ lo toan, quán xuyến. Cả đời bà ấy vì chồng, vì con nên với vợ, mình chỉ là anh tiểu đội phó thôi”.
Và tôi chợt hiểu vì sao nhiều tướng lĩnh Việt
Bùi Hoàng Tám
Nguồn: dantri.com.vn/c20/s20-250061/thuong-tuong-hoang-minh-thao-nguoi-cua-tran-mac.htm