Buổi làm việc đầu tiên với GS. TS Lê Chí Quế
Được sự giới thiệu của GS.TS Đào Đình Bắc, ngày 8-7-2016 nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà Khoa học Việt Nam đã gặp gỡ với GS Lê Chí Quế. Ngay buổi đầu làm việc ông đã say sưa kể về những kinh nghiệm của mình trong công tác nghiên cứu văn học dân gian.
Giáo sư Lê Chí Quế sinh ngày 10-10-1945 tại xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1954, ông theo cha tập kết ra Bắc và học cấp 3 tại Thanh Hóa. Năm 1962, ông thi đỗ vào Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội[1]. Ngay từ khi còn là sinh viên, ông đã yêu thích thể loại văn học dân gian (folklore[2]) và dành nhiều thời gian nghiên cứu về nó. Năm 1966 ông tốt nghiệp loại giỏi và được trường giữ lại làm giảng viên dạy môn văn học dân gian kể từ đó đến nay.
GS.TS Lê Chí Quế
GS.TS Lê Chí Quế chia sẻ: để nghiên cứu văn học dân gian cần phải am hiểu văn hóa, lịch sử. Tôi đã đến nhiều nơi trên cả nước, hòa vào không gian lao động sản xuất, văn hóa, tâm linh của người dân bản địa để có được thông tin nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu.[3].
Là một nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian, ông chính là người có công giúp folklore Việt Nam từng bước góp mặt trên bản đồ folklore quốc tế[4]. Hiện nay, GS Lê Chí Quế còn lưu giữ được nhiều tài liệu về các công trình nghiên cứu, ông hứa sẽ trao tặng Trung tâm lưu giữ và nghiên cứu.
Lê Nhật Minh
____________________
[2] Thuật ngữ folklore, được dịch ra tiếng Việt là Văn hóa dân gian. Theo nghĩa chuyên biệt, folklore là Văn học dân gian.
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất