Chặng đường chông gai
Ngày 28-10-2021, GS.TS Phạm Quang Phan, nguyên Trưởng khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chia sẻ với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt về chặng đường học tập, làm khoa học. Trước khi là thầy giáo, nhà khoa học, ông từng có 10 năm trong quân ngũ.
GS.TS Phạm Quang Phan trong quân ngũ (khoảng cuối thập niên 60)
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình, tuổi thơ của Phạm Quang Phan đã nếm trải đủ khó khăn, nhọc nhằn… Năm 1965, giặc Mỹ mở rộng ném bom bắn phá miền Bắc, ông xung phong nhập ngũ và công tác ở nhiều đơn vị khác nhau: Đại đội trinh sát trung đoàn pháo binh 154-QK3; trung đoàn trinh sát 97 – sư đoàn 351- Bộ Tư lệnh Pháo binh… Buổi tối, thay vì nghỉ ngơi, ông đem cuốn triết học Mác – Lênin và cuốn giải tích toán học ra đọc.
Biết Phạm Quang Phan có nguyện vọng được đi học, đơn vị đã tạo điều kiện và cử ông ra Hà Nội ôn thi đại học. Chỉ còn chưa đầy 1 tháng là đến ngày thi, ông lao vào ôn luyện, không kể ngày đêm, đến nỗi vàng mắt, vàng da, khiến nhiều người nhầm tưởng ông bị bệnh gan. Được đưa vào phòng cách ly của trường Văn hóa Quân khu 3 tại Chi Nê – Hòa Bình, ông tiếp tục ôn thi cấp tốc. Năm 1974, Phạm Quang Phan đỗ vào trường Đại học Kinh tế kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân), trở thành sinh viên đại học. Tốt nghiệp năm 1978, ông được giữ lại trường giảng dạy và gắn bó với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Thanh
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất