Cơ duyên đam mê nghiên cứu về Trung Quốc
Ngày 3-4-2015, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi phỏng vấn GS.TS Đỗ Tiến Sâm tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Trong buổi làm việc, chúng tôi được ông chia sẻ nhiều câu chuyện, nhất là về nghiên cứu Trung Quốc.
Ông nội của GS.TS Đỗ Tiến Sâm vốn là một nhà Nho ở Thanh Liêm, Hà Nam. Ngay từ khi còn nhỏ, ông thường được ông nội đưa đến gặp bạn bè cùng làm câu đối, bình thơ, tối ngủ lại được ông nội kể chuyện Tam Quốc bằng sách chữ Hán. Có lẽ, cơ duyên và niềm đam mê tìm hiểu về Trung Quốc đã dần hình thành trong con người ông từ thuở ấy. Thời học phổ thông, ông học giỏi môn Trung văn và thường được thầy biểu dương. Trên nền tảng đó, khi học khoa tiếng Trung, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội ông vẫn luôn đạt kết quả học tập tốt. Năm 1976, ông ra trường và được phân công về giảng dạy tiếng Trung ở khoa Văn, trường Đại học Thái Nguyên, nhưng trường chỉ cần giảng viên dạy Hán Nôm nên ông xin về Viện Thông tin thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam và công tác ở đây trong 10 năm (1977-1986).
Năm 1986, ông chuyển về công tác tại Phòng nghiên cứu đối ngoại, Viện Châu Á -Thái Bình Dương. Từ đây, ông có điều kiện chuyên tâm nghiên cứu Trung Quốc và thực hiện đam mê của mình. Trong gần 30 năm làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về Trung Quốc, GS Đỗ Tiến Sâm đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Xí nghiệp hương trấn ở nông thôn Trung Quốc. Quá trình hình thành và phát triển (chuyên khảo) năm 1994; Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc (1978-2003)… có giá trị thực tiễn trong mối quan hệ Việt - Trung.
GS.TS Đỗ Tiến Sâm (phải) trao tặng tài liệu cho nghiên cứu viên
Chia sẻ niềm đam mê của mình, GS Đỗ Tiến Sâm nói “Làm nghiên cứu cần tâm huyết, có hoài bão, sự trăn trở đối với khoa học”.
Cuối buổi làm việc, ông tiếp tục trao cho Trung tâm sao lưu một số tư liệu cá nhân như bằng Tiến sĩ danh dự do Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga phong, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ngoài ra, GS Đỗ Tiến Sâm còn tặng bộ sách gồm 8 quyển Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam do ông làm Tổng chủ biên, xuất bản năm 2013.
Ngô Văn Hiển
Tin khác
- Day 3: Ẩm thực – lẩu Di sản tại Meddom
- DAY 2: MEDDOM với công nghệ số
- Day 1: Bảo vệ môi trường, việc không của riêng ai
- Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam tham gia Tuần lễ Bảo tàng 2023
- Con em cán bộ nhân viên MEDDOM vui tết thiếu nhi
- Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc tham quan MEDDOM PARK
- Bế giảng khóa bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống
- Nhớ về mái trường Y khoa năm ấy
- Từ nghiên cứu lý luận báo chí đến hoạt động truyền hình
- Góp phần tìm hiểu chuyên ngành xác suất thống kê