Cuba và những ký ức không quên
Ngày 13-12-2022, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi làm việc với PGS.TS Nguyễn Khắc Sinh (nguyên Phó chủ nhiệm khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội). Trong buổi làm việc, ông lần giở từng trang Kỷ yếu khóa 73 và gợi nhắc với chúng tôi kỷ niệm về những người thầy, người bạn Cuba.
Năm 1967, ông Nguyễn Khắc Sinh được nhà nước cử đi học ngành Kiến trúc ở Cuba. Trong 5 năm (1968-1973), ông theo học ở trường Đại học Kiến trúc, Đại học Bách khoa José Antonio Echeverría (CUJAE), La Habana.
Những tháng năm sinh viên ở Cuba là quãng đời đẹp nhất với ông Nguyễn Khắc Sinh. Là nơi ông đã được thụ hưởng một nền giáo dục đại học hàn lâm và hiện đại, học trò và thầy giáo được bình đẳng tranh luận, học tập kết hợp với lao động, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Cuba là đất nước của những con người bình dị, chân thành và thẳng thắn. Sau buổi học ở giảng đường, nhờ vào khả năng ngoại ngữ tốt, ông Nguyễn Khắc Sinh thường hướng dẫn các bạn lưu học sinh Việt Nam học tiếng Tây Ban Nha vào mỗi tối khuya.
PGS.TS Nguyễn Khắc Sinh nhớ lại quãng thời gian học tập tại Cuba |
Như một điều hạnh ngộ góp phần xây dựng tình hữu nghị Việt Nam - Cuba, PGS.TS Nguyễn Khắc Sinh đã đặt những nét vẽ thiết kế của mình ghi dấu lên công trình Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba tại Đồng Hới, Quảng Bình. Công trình được tài trợ bởi Nhà nước Cuba, khởi công năm 1974 và hoàn thành năm 1981.
Với PGS.TS Nguyễn Khắc Sinh, những năm tháng học tập ở Cuba là thời gian ông tiếp nhận được "kiến thức chuyên ngành, rèn luyện được phẩm chất lao động trí thức" và từng bước trưởng thành qua gian khó và nỗ lực rèn luyện.
Nguyễn Sửu
Tin khác
- Con em cán bộ nhân viên MEDDOM vui tết thiếu nhi
- Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc tham quan MEDDOM PARK
- Bế giảng khóa bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống
- Nhớ về mái trường Y khoa năm ấy
- Từ nghiên cứu lý luận báo chí đến hoạt động truyền hình
- Góp phần tìm hiểu chuyên ngành xác suất thống kê
- Giữ trọn niềm tin
- HN2 – Giống ngô nơi vùng đá sạn
- Tọa đàm sẽ là không gian học thuật cởi mở, bổ ích
- “Cổ vật đến với tôi thật tình cờ”