Ngày 1: Bảo vệ môi trường, việc không của riêng ai
Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam xin giới thiệu một bức ảnh cũ. Bức ảnh này chụp vào năm 2011, khi ấy GS.TS Nguyễn Thúc Tùng (chuyên ngành Y học, 1916-2013) 96 tuổi. Lúc còn khoẻ mạnh, hàng ngày, có một việc ông vẫn thường làm, có thể coi là “đỉnh cao của sự bao đồng”, đó là chiều chiều, trong lúc đi bộ bên hồ, ông không quên mang theo một cây gậy có móc sắt ở một đầu, để vớt rác người ta vô tình hay cố ý vứt xuống hồ. Chia sẻ về việc làm của mình, GS Tùng cho biết: Có cái hồ làm lá phổi cho khu dân cư, nhất là cho những người già, mà để rác rưởi như thế, sao mà bảo đảm sức khoẻ được?
Môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác quá mức, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, thải hóa chất, các chất độc hại khó phân hủy ra môi trường mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Để cải thiện môi trường, cần sự chung tay của toàn xã hội, việc không của riêng ai.
Tin khác
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất
- Thông báo tổ chức tọa đàm số 5
- Chiếc máy ảnh Konica – “người bạn đường” của GS.TS Ngô Đắc Chứng