Ngày 3: Ẩm thực – lẩu Di sản tại Meddom
Ngày thứ 3 của Tuần lễ Bảo tàng diễn ra trùng với ngày An toàn thực phẩm thế giới (7/6). Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam xin trân trọng giới thiệu nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực tại khuôn viên Bảo tàng.
Khi đến với Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam, du khách không chỉ được tham quan không gian trưng bày, lưu trữ mà còn được thưởng thức ẩm thực đặc trưng của vùng Tây Bắc, một trong số đó là lẩu Di sản. Nguyên liệu món ăn này xuất phát từ các loại rau rừng có trong khuôn viên Bảo tàng.
Lẩu di sản là món ăn độc đáo, mang phong cách riêng của Bảo tàng Di sản. Món ăn là sự kết hợp giữa các nguyên liệu tươi ngon như: gà đồi, tôm tươi, sườn sụn, thịt bò… cùng với nước lẩu chua chua, ngọt ngọt được hầm từ xương, với hương thơm dịu nhẹ của dứa, một chút sả, tỏi, ớt cho hương vị thêm phần hấp dẫn.
Điều đặc biệt ở món lẩu Di sản là sự kết hợp của gần 10 loại rau rừng: rau tam giác mạch, rau tầm bóp, tàu bay, rau dớn, rau xuyến chi, đinh lăng, rau hoa chuối, ngải cứu, ngọn ban non, rau má… được trồng và chăm sóc hoàn toàn tự nhiên trong khuôn viên bảo tàng, đảm bảo tươi, sạch từ nông trại đến bàn ăn. Mỗi một loại rau có hương vị riêng đặc trưng, tạo nên nét độc đáo, riêng có, khó lẫn với các loại lẩu khác. Không chỉ có hương vị riêng, khó quên mà nhiều loại rau còn có công dụng rất tốt cho sức khỏe như: dễ tiêu, sáng mắt, hỗ trợ lưu thông máu, thanh nhiệt, giải độc cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Cùng đến Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam để thưởng thức nhé quý vị!
Tin khác
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất
- Thông báo tổ chức tọa đàm số 5
- Chiếc máy ảnh Konica – “người bạn đường” của GS.TS Ngô Đắc Chứng