Đẩy mạnh học tập, trao đổi về công tác Kiểm kê – Bảo quản
Song song với Nghiên cứu sưu tầm, công tác Kiểm kê bảo quản là một hoạt động hết sức quan trọng luôn được Ban Lãnh đạo Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm. Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức hai buổi tham quan, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Kiểm kê bảo quản của Trung tâm.
Công tác Bảo quản là sân sau, hậu trường cho công tác trưng bày
Chiều ngày 18-5-2012, nhân ngày Quốc tế bảo tàng (18-5-1977 – 18-5-2012), Bảo tàng Dân tộc học tổ chức buổi trình diễn và giao lưu với chủ đề “Bảo quản đồ vải: khó khăn và thách thức”. Đây là một cơ hội để cán bộ Kiểm kê bảo quản của Trung tâm có thể học hỏi thêm về công việc vệ sinh, làm phẳng, gia cố vết rách trong công tác bảo quản đồ vải hiện đang lưu trữ tại Trung tâm.
Trong buổi trình diễn và giao lưu này, cán bộ của Trung tâm được trực tiếp thực hành từng khâu công việc trong bảo quản đồ vải, từ kỹ thuật gia cố một vết rách, đến việc vệ sinh, làm phẳng hiện vật đồ vải…
ThS Nguyễn Thị Hồng Mai (bên trái) - nguyên Trưởng phòng Kiểm kê - Bảo quản của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,
trực tiếp hướng dẫn cán bộ Trung tâm
Cán bộ Trung tâm thực hành gia cố vết rách trên đồ vải bằng phương pháp khâu rích rắc
Công tác Lưu trữ là yêu cầu cấp bách trong hoạt động của Trung tâm
Cũng trong tháng 5, được sự giúp đỡ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III , ngày 25-5-2012, cán bộ Kiểm kê-Bảo quản của Trung tâm đã đến tham quan Trung tâm Lưu trữ. Đây là tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; có chức năng sưu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo quản và tổ chức sử dụng những tài liệu, tư liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức trung ương và cá nhân, gia đình, dòng họp tiêu biểu của các vùng miền trên địa bàn từ Quảng Bình trở ra theo Quy định của Pháp luật và Quy định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Tại đây, cán bộ Trung tâm đã tìm hiểu về cách đánh số hồ sơ tài liệu, cách sắp xếp hệ thống hồ sơ tài liệu, cách phân loại tài liệu theo từng loại phông: phông tài liệu hành chính; phông tài liệu khoa học kỹ thuật; phông tài liệu về cá nhân gia đình, dòng họ…
Cách sắp xếp Tư liệu bản đồ địa giới theo từng tỉnh, được xếp theo tên A, B, C.
Hồ sơ tài liệu được sắp xếp theo số thứ tự liên tiến
Phim, ảnh tư liệu được bảo quản trong từng túi giấy phi axit
Cán bộ Kiểm kê bảo quản của hai Trung tâm trao đổi về cách bảo quản băng đĩa tư liệu
Cũng trong chuyến tham quan này, cán bộ kiểm kê còn được tìm hiểu về cách bảo quản phim, ảnh, băng, đĩa tư liệu. Mỗi loại hình tài liệu được sắp xếp khoa học trên một loại giá, hộp khác nhau trong một Hệ thống các kho tàng chuyên dụng; hệ thống các loại giá, tủ đựng tài liệu.
Qua hai buổi tham quan, học tập tại hai đơn vị rất chuyên nghiệp về Bảo tàng và Lưu trữ, các cán bộ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp thu, học hỏi được những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và rút ra những bài học bổ ích trong công việc của mình.
Nguyễn Thị Thành
Tin khác
- Nhớ về mái trường Y khoa năm ấy
- Từ nghiên cứu lý luận báo chí đến hoạt động truyền hình
- Góp phần tìm hiểu chuyên ngành xác suất thống kê
- Giữ trọn niềm tin
- HN2 – Giống ngô nơi vùng đá sạn
- Tọa đàm sẽ là không gian học thuật cởi mở, bổ ích
- “Cổ vật đến với tôi thật tình cờ”
- Một thời sinh viên sôi nổi
- Người thầy không thể quên
- Ký ức tổ đài A7