Đón nhận tư liệu của “ông già điên” ngành địa chất
Trong buổi làm việc ngày 27-12-2017, Tiến sĩ Phạm Văn Quang (nguyên Phó viện trưởng Viện Địa chất và Môi trường, Tổng hội Địa chất Việt Nam) đã mở đầu bằng câu chuyện biệt danh "Ông già điên" của ông.
Đến làm việc với TS Phạm Văn Quang vào một ngày trời mưa phùn rét buốt, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy ông cặm cụi bên bàn làm việc cùng các bản đồ địa chất còn đang vẽ dở. Ông vừa hút điếu thuốc lá vừa hồ hởi giới thiệu công việc hàng ngày của một “thợ vẽ” và những câu chuyện thú vị khi ông tham gia thực hiện bản đồ Địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 – công trình được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ (2005), chủ trì các dự án mà nhiều người từng nói là “điên rồ” như: “Trị thủy sông Mê kông” (2000), “Đánh giá hiện trạng địa chất và môi trường xây dựng cơ sở khoa học mở rộng diện tích đất vùng duyên hải tỉnh Quảng Ninh" (2004)...
TS Phạm Văn Quang giới thiệu một số tư liệu tặng Trung tâm
Nhân buổi này, ông tiếp tục trao tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam một số tài liệu hiện vật như máy chữ Olympia Splendid 33 được ông sử dụng từ năm 1978 đến đầu những năm 2000, kính lập thể do chuyên gia Liên Xô tặng đầu những năm 1960, tập thơ "Đất nước, con người" (2017) gồm những bài thơ do ông sáng tác nhân dịp kỷ niệm 63 năm chiến thắng Điện Biên Phủ... Đặc biệt là tuyển tập gồm khoảng 100 bài viết của các nhà khoa học, nhà báo về những công trình nghiên cứu khoa học và phát triển bền vững lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương của ông (2001-2013). Những nguồn tư liệu vô cùng hữu ích này sẽ giúp chúng tôi hiểu thêm về "ông già điên” – TS Phạm Văn Quang.
Nguyễn Thị Hợp
Tin khác
- Con em cán bộ nhân viên MEDDOM vui tết thiếu nhi
- Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Vĩnh Phúc tham quan MEDDOM PARK
- Bế giảng khóa bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống
- Nhớ về mái trường Y khoa năm ấy
- Từ nghiên cứu lý luận báo chí đến hoạt động truyền hình
- Góp phần tìm hiểu chuyên ngành xác suất thống kê
- Giữ trọn niềm tin
- HN2 – Giống ngô nơi vùng đá sạn
- Tọa đàm sẽ là không gian học thuật cởi mở, bổ ích
- “Cổ vật đến với tôi thật tình cờ”