Đưa thành tựu laser vào điều trị ung thư ở Việt Nam
PGS.TS Chu Đình Thúy (Phó Chủ tịch Thường trực Hội Vật lý Việt Nam) đã chia sẻ với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam nhiều câu chuyện thú vị trong chặng đường nghiên cứu khoa học, giảng dạy của mình trong buổi làm việc ngày 08-6-2022.
Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông Chu Đình Thúy được giữ lại giảng dạy tại bộ môn Quang phổ, khoa Vật lý. Từ 1969 - 1973, ông là nghiên cứu sinh tại Học viện Trung tâm Quang học và Quang phổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học CHDC Đức. Chính trong thời gian này, ông đã xin Học viện tặng cho trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 2 chiếc máy laser: máy laser He-Ne và laser rắn (hồng ngọc). Hai chiếc máy này đã góp phần quan trọng cho sự ra đời của ngành đào tạo về quang lượng tử đầu tiên tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
![]() |
PGS.TS Chu Đình Thúy trong buổi làm việc với cán bộ Trung tâm, 8-6-2022 |
Hơn 50 năm công tác, PGS.TS Chu Đình Thúy đã công bố nhiều công trình khoa học liên quan đến lĩnh vực ứng dụng laser vào cuộc sống, đặc biệt trong y học và sinh học. Ông là một trong những người đầu tiên đưa phương pháp quang động học (dùng laser và thuốc nhạy quang) vào chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư ở nước ta.
Ở tuổi ngoại bát tuần, hàng ngày PGS.TS Chu Đình Thúy vẫn đến làm việc tại Viện Vật lý, vẫn đảm trách vai trò Tổng biên tập Tạp chí Vật lý ngày nay, tham gia các công tác của Hội Vật lý… Với ông, niềm vui trong khoa học là được làm việc mình thích và đam mê.
Thanh Tuyền
Tin khác
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất
- Thông báo tổ chức tọa đàm số 5
- Chiếc máy ảnh Konica – “người bạn đường” của GS.TS Ngô Đắc Chứng