Gặp chuyên gia giáo dục - nhà khoa học Vật lý
Nếu search tên GS.TSKH Lâm Quang Thiệp (nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học) trên google, chỉ mất 0,38 giây xuất hiện khoảng 17.500 kết quả, hầu hết các kết quả đều nhắc đến ông dưới vai trò một chuyên gia giáo dục. Nhưng thực tế ông là nhà vật lý và là tác giả của bằng sáng chế số 52 được Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước cấp năm 1989.
GS.TSKH Lâm Quang Thiệp
Năm 1961, Lâm Quang Thiệp tốt nghiệp ngành vật lý lý thuyết tại trường ĐH Tổng hợp và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy và tham gia xây dựng bộ môn Địa vật lý đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 1968, ông bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ: “Một số vấn đề về hệ phương pháp và phân tích số liệu đo sâu tần số” tại trường ĐH Quốc gia Moskva (Liên Xô). Hơn một thập kỷ sau ông trở lại ngôi trường này để bảo vệ luận án tiến sĩ “Các cơ sở của thăm dò điện hiện đại và khả năng ứng dụng chúng ở Việt Nam”.
Trước khi chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (1988), GS Lâm Quang Thiệp đã đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu về địa vật lý. Đặc biệt ông cùng đồng nghiệp Lê Viết Dư Khương (sau là Phó giáo sư, Tiến sĩ) tìm ra phương pháp mới trong thăm dò địa chất, đó là “Phương pháp đo sâu điện đối xứng và lưỡng cực hợp nhất” được Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước cấp bằng sáng chế năm 1989. Phương pháp địa vật lý này giúp hoạt động thăm dò dầu khí đạt hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Nhật Minh
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất