Gặp gỡ nhà dân tộc học - PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu
Trong những ngày đầu xuân năm 2022, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi gặp gỡ thú vị với PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu và được ông chia sẻ về hành trình gắn bó với ngành dân tộc học cũng như trao tặng nhiều tài liệu hiện vật đã gắn bó với nghề trong nhiều năm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu chụp cùng các nhà dân tộc học (nguồn facebook PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu), từ trái: GS Đặng Nghiêm Vạn, GS Codominas, GS Nguyễn Từ Chi, PGS Nguyễn Duy Thiệu.
Tốt nghiệp chuyên ngành dân tộc học, khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1975, Nguyễn Duy Thiệu được phân công vào miền Nam công tác, nhưng rồi lại trở ra Bắc ngay để về Ban Đông Nam Á (nay là Viện Nghiên cứu Đông Nam Á). Cứ ngỡ cuộc đời ông sẽ gắn bó với nghiên cứu về Đông Nam Á, đặc biệt là Lào, nhưng hơn 30 năm sau, ông lại được chuyển công tác về Bảo tàng Dân tộc học giữ vai trò Phó Giám đốc cho đến khi nghỉ hưu (tháng 2-2022).
Xuất phát điểm của PGS Nguyễn Duy Thiệu gắn bó với dân tộc học và cuối cùng cũng trở về với dân tộc học. Ông cho rằng: Hành trình nghiên cứu của tôi đầy thú vị bởi lẽ những năm tháng nghiên cứu về các nước Đông Nam Á tôi vẫn lựa chọn đi theo một ngạch riêng gắn bó, liên quan đến dân tộc học - đó là nghiên cứu về văn hóa. Như ông chia sẻ: Ngành dân tộc học thú vị, thu hút dễ khiến người ta “nghiện”. Đặc biệt là những người có ”máu ham chơi” như tôi, thích đi đây đi đó thì lại càng dễ nghiện. Xong ngành này cũng vất vả, nếu không đam mê, kiên trì thì khó gắn bó lâu dài.
Hoàng Phượng
Tin khác
- Nước ta có gang từ bao giờ?
- Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam: Hành trình 2 năm truyền cảm hứng
- GS.TSKH Lê Đức An: Trọn đời với địa lý, địa mạo Việt Nam
- Thầy giáo U90
- Cuốn sách gắn với nhà nông
- Tọa đàm Quyền và trách nhiệm đối với tài liệu lưu trữ
- Vai trò của nhà thiết kế - chủ đề tọa đàm số 6 tổ chức tại MEDDOM
- Học trong lò bánh mỳ
- Người lật tìm “tử ngữ” văn chương
- Khoa học và cuộc sống