Gặp gỡ thêm một nhà khoa học tổ GK
Ông là PGS Đoàn Nhân Lộ, nguyên giảng viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại buổi đầu làm việc ngày 12-5-2016, ông đã chia sẻ với NCV Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam những điều thú vị trong hoạt động khoa học và giảng dạy của mình, đặc biệt là thời gian ông tham gia tổ GK*.
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc (1960), ông Lộ về nước và được cử về công tác tại bộ môn Vô tuyến điện, khoa Vật lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong quá trình giảng dạy, ông luôn chú ý gắn liền lý thuyết với thực hành. Để sinh viên có điều kiện thực hành và ra trường làm nghề được tốt, ông đã đề xuất với lãnh đạo trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập trung tâm dạy nghề sửa chữa đồ điện tử. Ông phấn khởi nói: “Trong 8 năm hoạt động (1992-2000), trung tâm đã trở thành cơ sở đào tạo nghề đáng tin cậy của hàng trăm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội”.
Dấu ấn trong hoat động khoa học của ông được kể đến là việc tham gia nghiên cứu trong tổ GK giai đoạn 1968-1972. Ông đã cùng đồng nghiệp tham gia thiết kế, chế tạo thành công tàu phá thủy lôi không người lái T5, công trình này đã góp phần chống lại chiến tranh phá hoại và phong tỏa miền Bắc của đế quốc Mỹ. Ông vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.
Nguyễn Thị Hợp
-----------------
* Tổ nghiên cứu được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải.
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất