Gặp GS.TSKH Vũ Thị Minh Thục
Chiều ngày 09-03-2021, GS.TSKH Vũ Thị Minh Thục (nguyên Trưởng khoa Miễn dịch – Dị nguyên, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) đã chia sẻ với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam câu chuyện về tầm quan trọng của nghiên cứu miễn dịch dị ứng đối với điều trị các bệnh lý liên quan đến khả năng miễn dịch.
Năm 1971 bà Vũ Thị Minh Thục tốt nghiệp trường ĐH Dược khoa và quyết định chọn khoa Dị ứng, Viện Tai Mũi Họng Trung ương để gắn bó và cống hiến khoa học. Dưới sự dìu dắt của thầy Nguyễn Văn Hướng, bà nhanh chóng trưởng thành và trở thành một yếu nhân của chuyên khoa này.
Năm 1986, bà Vũ Thị Minh Thục được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại trường ĐH Y số 2 Moscow và trở thành người Việt Nam đầu tiên được đào tạo bài bản về dị ứng miễn dịch. Khi về nước, bà tiếp tục cùng GS Nguyễn Văn Hướng nghiên cứu các loại vắc-xin chống dị ứng. Bà đã nghiên cứu thành công 3 loại vắc-xin chống dị ứng từ lông vũ, bụi bông và mạt bụi nhà.
Trong suốt chặng đường cống hiến cho khoa học, GS Vũ Thị Minh Thục luôn tâm niệm “Nghiên cứu là khởi thủy cho đào tạo”. Bởi theo Giáo sư, để điều trị dứt điểm những bệnh lý liên quan đến miễn dịch dị ứng, các y bác sỹ phải thực sự am hiểu gốc rễ cơ chế tác động của hệ miễn dịch. Việc áp dụng các kỹ thuật điều trị có sẵn từ nước ngoài tuy tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng có thể dẫn đến hiểu sai, hiểu chưa toàn diện. Vì vậy, GS Thục cho rằng: phải đầu tư cho nghiên cứu khoa học để hiểu và hiểu sâu cơ chế bệnh lý và phác đồ điều trị miễn dịch mới có thể áp dụng kỹ thuật một cách hiệu quả nhất.
Nguyễn Thị Thanh
https://www.facebook.com/meddomcenter
Tin khác
- Nghiên cứu diệt trừ sâu bệnh - Kỷ niệm không bao giờ quên
- Cuba và những ký ức không quên
- Nhập cuộc và thành công
- Phát hiện nước khoáng Radon ở Việt Nam
- Góp phần nghiên cứu và lưu giữ di sản khảo cổ học
- Bà là tấm gương sáng
- Về một công trình nghiên cứu tâm đắc nhất
- "Người mẹ" thứ hai
- Niềm vui của nhà khoa học
- Những cuốn vở ghi chép của GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn