Gặp nhà nghiên cứu tảo
Thật ngạc nhiên đã ở tuổi ngoài 80, tóc bạc trắng như cước, nhưng GS.TSKH Dương Đức Tiến vẫn làm việc hăng say, miệt mài. Ông được giới nghiên cứu đánh giá là nhà tảo học hàng đầu của Việt Nam.
GS.TSKH Dương Đức Tiến trong buổi làm việc với nghiên cứu viên
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, ngày 23-10-2018
Từ nhỏ đã được cha và thầy cô giáo vun đắp tình yêu thiên nhiên nên khi học Đại học Tổng hợp Hà Nội, chàng sinh viên Dương Đức Tiến đã quyết lựa chọn chuyên ngành thực vật học để rồi ông theo đuổi đam mê nghiên cứu về tảo. Ông đã đặt chân đến nhiều con suối, dòng sông, ao hồ, cánh đồng trên khắp đất nước để nghiên cứu tảo. Những kết quả nghiên cứu là cơ sở cho ông thực hiện đề tài luận án Phó tiến sĩ (1970) và Tiến sĩ (1982). Các cuốn sách do ông biên soạn như "Phân loại học: Thực vật bậc cao" (1978), "Phân loại học: Thực vật bậc thấp" (1978), "Đời sống các loài tảo" (1988), "Tảo nước ngọt ở Việt Nam-Phân loại bộ tảo lục" (1979)… là tài liệu tham khảo hữu ích đối với nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu.
Giáo sư Dương Đức Tiến bộc bạch: “Tôi mong mình làm được nhiều hơn nữa. Cuộc đời ngắn ngủi, nên phải cố gắng đóng góp thật nhiều cho thực tiễn, cho xã hội”. Mục tiêu cuộc đời là nghiên cứu để cống hiến, bởi vậy trong phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc của Giáo sư đều có sách vở, tài liệu, dụng cụ thí nghiệm, kính hiển vi,...nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Thanh Hóa
Tin khác
- 20 năm - Một chặng đường ký âm
- Từng ngày hạnh phúc
- Chăm chỉ, lương thiện sẽ có tất cả
- Tiếp nhận di sản của GS.BS Hoàng Bảo Châu
- Museumweek2022: Tự do- Họ tự do
- Museumweek2022: Sáng tạo - Họ là những người sáng tạo
- Museumweek2022: Đổi mới - Một chuyến đi ý nghĩa
- Chào mừng tuần lễ bảo tàng 2022
- Lần thứ ba trở lại
- Đưa thành tựu laser vào điều trị ung thư ở Việt Nam