“Giáo sư rùa” trải lòng về khoa học
Trong buổi làm việc với nghiên cứu viên của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam sáng ngày 25-4-2016, PGS.TS Hà Đình Đức lần đầu tiên đã trải lòng với chúng tôi về những bước ngoặt trong con đường nghiên cứu khoa học của mình.
42 năm là giảng viên sinh học của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhưng ông chỉ “nổi” từ sau khi nghỉ hưu năm 2005 với những nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa, đặc biệt là với Rùa Hồ Gươm. Mặc dù bạn đọc thường nhắc đến ông với danh hiệu “Giáo sư rùa” nhưng trong “Sách Đỏ Việt Nam” (công trình tập thể đạt giải thưởng Hồ Chí Minh), ông là người biên soạn về con Vọoc sau nhiều năm điền dã khảo sát về loài này. Miệt mài sau 24 năm giảng dạy, năm 1987, ông mới bảo vệ thành công đề tài luận án Phó tiến sĩ “Hình thái và giải phẫu một số loài động vật có xương sống ở Việt Nam” tại khoa Sinh học của trường. Vừa giảng dạy vừa nghiên cứu, ông đã có hàng chục công trình khoa học về động vật hoang dã được công bố trên các tờ báo hay tạp chí khoa học, đặc biệt trong Sách Đỏ Việt Nam.
PGS.TS Hà Đình Đức trong buổi trò chuyện với cán bộ
của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, ngày 25-4-2016.
Ổn định cuộc sống trong ngôi nhà rộng rãi khang trang ở Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), “Giáo sư rùa” thong thả trải lòng cùng chúng tôi những tâm sự trong cuộc đời làm khoa học của mình.Cũng trong buổi làm việc, PGS.TS Hà Đình Đức còn giới thiệu với nghiên cứu viên các công trình, báo cáo, bài viết cũng như các ảnh chụp trong thời gian ông đi điều tra, nghiên cứu về các loài thú hoang dã (khỉ, vọoc mông trắng, vọoc má trắng, vọoc mũi hếch, bò xám…) và tặng Trung tâm một số tư liệu này.
Lưu Thị Thúy
Tin khác
- Nước ta có gang từ bao giờ?
- Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam: Hành trình 2 năm truyền cảm hứng
- GS.TSKH Lê Đức An: Trọn đời với địa lý, địa mạo Việt Nam
- Thầy giáo U90
- Cuốn sách gắn với nhà nông
- Tọa đàm Quyền và trách nhiệm đối với tài liệu lưu trữ
- Vai trò của nhà thiết kế - chủ đề tọa đàm số 6 tổ chức tại MEDDOM
- Học trong lò bánh mỳ
- Người lật tìm “tử ngữ” văn chương
- Khoa học và cuộc sống