Phải duyên màu áo lính
Mùa đông năm 1962, căn phòng nhỏ trong khu ký túc xá của trường Đại học Kỹ thuật quốc gia Moskva mang tên N. Ê. Bauman, nơi sinh viên Lê Văn Minh trọ học bỗng ồn ào hơn mọi ngày. Các sinh viên Việt
Chẵn 10 năm sau, ông đã trở thành một Phó tiến sĩ chuyên ngành Đúc. Vừa trở về từ Liên Xô vào tháng 3-1972, ông háo hức chuẩn bị để tiếp tục giảng dạy tại khoa Luyện kim, trường Đại học Bách khoa Hà Nội – nơi đã tạo cho ông điều kiện để nâng cao trình độ. Cũng có những tin đồn đoán ông sẽ được giao vị trí Tổ trưởng bộ môn Đúc, thay thế cho ông Phạm Quang Lộc. Nhưng nhiều tháng trôi qua PTS Lê Văn Minh vẫn trong tình trạng “ngồi chơi xơi nước”. Đều đặn hàng tuần, ông tới trụ sở Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp để hỏi về tương lai của mình nhưng luôn phải ra về trong nỗi thất vọng. Trong khi ông không thể nào lý giải được nghịch lý ấy, thì ông Phạm Đồng Điện – Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội tỏ ra gay gắt: Anh không được phép nói là đi đâu cũng được! Các anh em ở bộ môn đều mong anh về để ổn định tổ chức[1]. Mọi chuyện chỉ vỡ lẽ khi ông trực tiếp lên gặp người phụ trách công tác cán bộ của Ban tổ chức Trung ương vào đầu tháng 12-1972. Lý do khiến ông chưa được bố trí công tác là bởi có tới 4 đơn vị muốn nhận ông về công tác: Trường Đại học Bách khoa; Bộ Công nghiệp; Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước; Bộ Quốc phòng. Và Ban tổ chức Trung ương thì vẫn đang tìm hướng giải quyết. Hôm đó, PTS Lê Văn Minh bày tỏ: Tôi là người của trường Đại học Bách khoa đi làm nghiên cứu sinh, nếu tôi nói rằng muốn công tác ở đơn vị khác thì người ta nói tôi là kẻ ăn cháo đá bát. Nhưng quốc phòng hiện nay là vấn đề rất quan trọng, cuộc chiến đang diễn ra ác liệt mà tôi chưa có điều kiện đóng góp. Trên tinh thần của một Đảng viên, cấp trên giao nhiệm vụ nào tôi xin chấp hành[2]. Một tuần sau đó, tức ngày 6-12-1972, PTS Lê Văn Minh nhận được quyết định về công tác tại phòng Công nghệ, Cục Quân giới, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.
Nhằm thẳng mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ
Trong bối cảnh Cục Quân giới đang thiếu một nhà máy sản xuất thép, đầu năm 1973 Bộ Quốc phòng đã chủ động nhập một lò thép trung tần của Liên Xô và dự kiến lắp đặt tại nhà máy Z127 (Quán Triều, Thái Nguyên). Vấn đề nằm ở chỗ toàn bộ hệ thống máy móc này chỉ là những cụm thiết bị rời rạc, thiếu đồng bộ khi đưa vào Việt
Năm 1974, PTS Lê Văn Minh được đề bạt chức Trưởng phòng Thiết kế máy thuộc Phân viện Thiết kế công nghệ, Cục Quân giới. Thời gian này, ông đã xin cấp trên cho phép được cộng tác thiết kế và lắp ráp hệ thống máy móc của nhà máy Z127 với một học trò cũ tên là Vũ Hữu Bài – cán bộ Cục Quân giới đang gặp rắc rối vì đánh mất tài liệu về đúc đạn. Sự kết hợp ăn ý của họ đã biến hệ thống máy 6 trục (máy bán tự động đã cũ, hỏng của nhà máy Z127) vận hành một cách trơn tru và trở thành một xưởng đúc sản xuất được gang, thép. Bên cạnh đó, ông tham gia thực hiện kế hoạch 75B – chế tạo súng và đạn cối 160mm, chế tạo đầu đạn và ngòi để phục hồi đạn pháo 130 và đạn cao xạ 37 phục vụ cho chiến trường.
Thượng úy Lê Văn Minh (hàng đầu, ngoài cùng bên trái,) cùng Trung tướng Trần Thanh Từ (hàng đầu, thứ hai từ trái) và cán bộ Tổng cục Kỹ thuật tại Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu, năm 1975
Trải qua thực tế công việc, ông Lê Văn Minh nhận thấy những người được đào tạo ngành xây dựng chỉ có thể làm được nhà xưởng, chứ không lắp đặt, xây dựng được hệ thống máy móc sản xuất[4]. Trong đầu ông manh nha ý tưởng về một cơ sở chuyên thiết kế các nhà máy quốc phòng “từ A đến Z”. Khi Phân viện Thiết kế công trình công nghiệp quốc phòng được thành lập năm 1976, PTS Lê Văn Minh được bổ nhiệm chức Phân viện phó, mang quân hàm Đại úy. Thời điểm ấy cả nước cần xi măng để xây dựng nhà máy, kho tàng, trường học, nhà ở… Tổng cục Kỹ thuật ra chỉ thị quyết tâm làm xi măng nhưng nhiệm vụ này giao cho ai thì vẫn còn bỏ ngỏ. Sau cuộc khảo sát chừng 2 tiếng đồng hồ tại nhà máy xi măng ở tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Văn Minh nói với Thiếu tướng Vũ Văn Đôn – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật: Chúng ta có thể tự thiết kế, xây dựng được một nhà máy kiểu như thế[5]. Thậm chí, khi nhiều người nhắc nhở phải thận trọng, thì ông vẫn quả quyết làm được. Và thế là ông lại nhận trách nhiệm “đứng mũi chịu sào” cho công trình này trong điều kiện hết sức khẩn trương. Địa điểm xây dựng nhà máy được xác định tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. PTS Lê Văn Minh cùng các cộng sự của mình thực hiện phần thiết kế. Ông là người chỉ huy, đồng thời cũng là người trực tiếp lái chiếc mô tô Trường Giang 3 bánh rong ruổi tới các nhà máy, kho tàng để tìm kiếm thiết bị, ký hợp đồng chế tạo và điều phối sản xuất… Hầu hết các thiết bị công nghệ đều phải chế tạo mới bằng cách kết hợp giữa các nhà máy trong và ngoài Tổng cục. Một số thiết bị được tận dụng từ các hệ thống máy móc cũ. Đầu tháng 12-1977, toàn bộ máy móc thiết bị (khoảng 300 tấn) được đưa về nhà máy lắp ráp và chạy thử an toàn. Vì tiến độ công việc mà có lần PTS Lê Văn Minh phải đề nghị một nhà máy ở Hà Bắc giữ mình làm “con tin”, khi mà Cục Tài vụ, Bộ Quốc phòng chưa kịp xuất tiền nhận máy. Ngày 20-12-1977, bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Ngọc Lương (X18) đã ra đời trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, năng suất 1 vạn tấn/năm. Bây giờ thì dây chuyền công nghệ này chỉ được nhắc tới trong những trang sử truyền thống hay biên niên sự kiện của nhà máy X18. Từ năm 2007, nhà máy này đã trở thành Công ty cổ phần xi măng X18, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng với dây chuyền hiện đại và công suất lớn hơn rất nhiều.
Một đóng góp nổi bật của ông Lê Văn Minh trong thời gian công tác tại Phân viện Thiết kế công trình công nghiệp quốc phòng, đó là việc nghiên cứu, chỉ đạo xây dựng hệ thống công trình thủy điện nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Cao Bằng, Lào Cai… Những trạm thủy điện cơ động ở Quân đoàn 26 (Bắc Cạn), Sư đoàn sư 316 (Lào Cai)… có thể vận chuyển lên vùng đất cao khi gặp lũ đã giải quyết được về căn bản nhu cầu điện năng cho sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.
Trở lại “mái nhà xưa”
Khoảng thời gian 1983-1984, Phân viện Thiết kế công trình công nghiệp quốc phòng sáp nhập vào Viện Thiết kế, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Đó cũng là thời điểm bắt đầu những tháng ngày đầy khó khăn đối với Thiếu tá Lê Văn Minh. Ông không còn được tham gia vào bất cứ một công việc chuyên môn nào vì lý do… “trái ngành nghề”. Và ông thì không muốn tiếp tục phải “ngồi chơi xơi nước”. Một cuộc trò chuyện với ông Lê Hoàng Việt – Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội là vừa đủ để Thiếu tá Lê Văn Minh đi đến quyết định làm đơn xin chuyển ngành. Nguyện vọng này được Bộ Quốc phòng chuẩn y theo quyết định số 428/QPX, ngày
Từ năm 1989, ông Lê Văn Minh được cử đi làm chuyên gia giáo dục tại Algerie. Cho đến năm 1993 thì tình hình chính trị – xã hội ở quốc gia này trở nên bất ổn. Một vài chuyên gia Việt
Sau khi nghỉ hưu (2003), ông tập hợp những tài liệu giảng dạy và tài liệu nghiên cứu trong suốt quá trình công tác của mình để viết cuốn giáo trình “Thiết bị đúc”. Giáo trình dầy 384 trang này được trường Đại học Bách khoa Hà Nội xuất bản năm 2006, trở thành một cẩm nang không thể thiếu cho sinh viên ngành Đúc.
Bây giờ, ngấp nghé tuổi 80, ông vẫn giữ sở thích đi phượt, và bơi lội. Đều đặn vào mỗi buổi sáng ông dành 1 tiếng để bơi tại bể bơi thuộc Trung tâm thể thao quận Ba Đình. Ông có một bộ sưu tập huy chương các giải vô địch bơi lội toàn quốc dành cho người cao tuổi. Khi tôi đề nghị ông viết những “lời tâm huyết” với tư cách là một nhà khoa học, thì ông viết 2 điều, trong đó có đoạn dài nhất, có lẽ với ông là điều tâm huyết nhất: Đứng trước biển, đừng sợ! Biển rất đẹp khi trời yên biển lặng. Nhưng rất hung dữ khi bão tố, sóng thần… Phải biết phòng, tránh. Khi bơi biển, phải biết dựa theo sóng mà đi, tránh bơi ngược dòng. Nếu cần, phải bơi vòng, tránh sóng ngược… Bơi cho đến khi gặp cạn không bơi được nữa mới thôi, vì mỗi lần thăm dò mức nước là việc làm rất mất sức. Gặp sóng bạc đầu hãy chủ động chui vào bụng sóng rồi tìm cách thoát ra. Ông đã từng kể cho tôi nghe câu chuyện về ông nội của mình, một ngư phủ cả đời sinh nhai tại vùng biển Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã vĩnh viễn nằm lại với biển sau một chuyến đi dài. Những thế hệ sau đó trong gia đình không ai còn vươn khơi bám biển. Nhưng dường như cái tâm thế và bản lĩnh của một người đi biển thì hẳn vẫn còn.
Đỗ Minh Khôi
* PGS.TS Lê Văn Minh, chuyên ngành Cơ khí, được phong học hàm Phó giáo sư năm 1996. Ông nguyên là Phân viện trưởng Phân viện Thiết kế công trình công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
[1],2]PGS.TS Lê Văn Minh thuật lại trong buổi phỏng vấn ngày 7-3-2016, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.