Góp phần nối nhịp cầu hợp tác khoa học
Mối quan hệ hợp tác khoa học ở bậc đại học của nước ta với một số nước phương Tây, trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ là chủ đề chính được GS.TS Lê Thạc Cán chia sẻ với nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong buổi làm việc ngày 2-7-2014.
Năm 1966, Tiến sĩ Nguyễn Thạc Cán được điều chuyển từ khoa Thủy lợi, trường Đại học Bách khoa sang Vụ Nghiên cứu khoa học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Để các nhà khoa học ở các nước Phương Tây có cái nhìn thực tế, khách quan nhất về cuộc chiến tranh ở Việt Nam nói chung, và nền đại học miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn đất nước đầy gian khổ hy sinh, Tiến sĩ Nguyễn Thạc Cán được Bộ trưởng Tạ Quang Bửu giao nhiệm vụ dẫn nhiều đoàn các nhà khoa học của một số nước phương Tây tới thăm và tìm hiểu hoạt động của các trường đại học Việt Nam tại các địa phương nơi sơ tán, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác giúp đỡ của họ.
GS.TS Lê Thạc Cán
Năm 1967, GS Bertrand Russel – một nhà toán học và triết học nổi tiếng của Anh đã kêu gọi các nhà khoa học phương Tây đóng góp 1 ngày lương giúp xây dựng lại các phòng thí nghiệm tại một số trường Đại học ở miền Bắc, bị Mỹ tàn phá trong chiến tranh phá hoại.
Tháng 5-1973, Hiệp hội Vì trách nhiệm Xã hội của Khoa học của Anh đã tổ chức cuộc Hội thảo tại trường Đại học Cambridge (London), với chủ đề “Tái thiết ở Việt Nam – Trách nhiệm của khoa học phương Tây” và Tiến sĩ Lê Thạc Cán đã được mời tham dự với tư cách là Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu khoa học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam. Đoàn Việt
GS.TS Lê Thạc Cán cho biết: “Các cuộc gặp gỡ và tham quan đã đem lại một hệ thống thông tin, tư liệu, dữ liệu cần thiết cho việc trao đổi học thuật, cử cán bộ nghiên cứu, thực tập, sinh viên giữa các trường đại học, viện nghiên cứu Việt Nam với các trường, viện ở các trung tâm khoa học trên đất Pháp, Hà Lan trong nhiều năm sau đó”.
Đỗ Minh Khôi
Tin khác
- Nghiên cứu diệt trừ sâu bệnh - Kỷ niệm không bao giờ quên
- Cuba và những ký ức không quên
- Nhập cuộc và thành công
- Phát hiện nước khoáng Radon ở Việt Nam
- Góp phần nghiên cứu và lưu giữ di sản khảo cổ học
- Bà là tấm gương sáng
- Về một công trình nghiên cứu tâm đắc nhất
- "Người mẹ" thứ hai
- Niềm vui của nhà khoa học
- Những cuốn vở ghi chép của GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn