Một buổi học ở Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
Sáng ngày 16-4-2022, bộ phận Nghiên cứu sưu tầm, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi tham quan, học tập thực tế tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên (Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội).
Đây không phải lần đầu nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tham quan Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên (Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội), nhưng mỗi lần đến đây chúng tôi lại có những thu hoạch mới. Và lần này, PGS.TS Nguyễn Văn Huy (Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên) đã cùng chúng tôi bàn luận các vấn đề liên quan đến nội dung của một trưng bày.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Văn Huy lý giải bối cảnh xã hội và nghiên cứu liên quan đến cuộc đời cố GS Nguyễn Văn Huyên. |
![]() |
Nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam cùng PGS Nguyễn Văn Huy thảo luận về các công trình khoa học trước năm 1945. |
![]() |
PGS Nguyễn Văn Huy chia sẻ câu chuyện trong quá trình tập hợp tư liệu về Hội nghị Fontainebleau. |
![]() |
Khoảnh khắc PGS Nguyễn Văn Huy chia sẻ về cách nhóm tài liệu thành những vấn đề trong một trưng bày. |
Sau gần 4 giờ làm việc, thảo luận các vấn đề liên quan đến trưng bày bảo tàng, chúng tôi được PGS Nguyễn Văn Huy chia sẻ về các phương pháp xây dựng một trưng bày, từ làm đề cương đến xác định thông điệp và bàn sâu hơn nữa đến phương pháp tìm và xử lý thông tin, tài liệu.
Thông tin thu được từ buổi thực tế hôm nay là bài học cho chúng tôi trên hành trình xây dựng Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong tương lai.
Hoàng Phượng
Tin khác
- Thông báo tổ chức Tọa đàm số 7
- Những kỷ vật còn lại của TS Hoàng Như Tố
- Tiếp nhận tư liệu của PGS.TS Phạm Khắc Hiếu
- Nước ta có gang từ bao giờ?
- Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam: Hành trình 2 năm truyền cảm hứng
- GS.TSKH Lê Đức An: Trọn đời với địa lý, địa mạo Việt Nam
- Thầy giáo U90
- Cuốn sách gắn với nhà nông
- Tọa đàm Quyền và trách nhiệm đối với tài liệu lưu trữ
- Vai trò của nhà thiết kế - chủ đề tọa đàm số 6 tổ chức tại MEDDOM