Nghiên cứu ngôn ngữ học vì yêu tiếng Việt
Mười lăm năm học tập và giảng dạy tiếng Nga tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng sau đó GS.TS Diệp Quang Ban lại chuyển sang nghiên cứu ngôn ngữ học, trong đó đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt và gặt hái được nhiều thành công.
GS.TS Diệp Quang Ban sinh ra và lớn lên tại huyện Đại Lôc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1954 ông tham gia thanh niên xung phong rồi tập kết ra Bắc và làm việc tại tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn. Hè năm 1956 ông được đơn vị cử đi học tiếng Nga tại trường Trung cấp Ngoại ngữ ở Hà Nội hệ 2 năm. Hơn 1 năm sau ông là 1 trong 100 sinh viên có kết quả học tập tốt đi làm phiên dịch cho đoàn chuyên gia Liên Xô công tác tại Hải Phòng. Sau 9 tháng làm phiên dịch, ông trở về trường thi tốt nghiệp, rồi hoàn thiện kiến thức để thi lấy bằng Đại học.
GS.TS Diệp Quang Ban chia sẻ những kỷ niệm về quá trình học tập
Năm 1964 GS Diệp Quang Ban về làm giảng viên tiếng Nga tại khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhưng sau đó vì yêu thích tiếng Việt nên ông đã chuyển sang nghiên cứu chuyên sâu về ngữ pháp tiếng Việt, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ về đề tài “Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay” năm 1980.
Ngoài giảng dạy ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt và được giới chuyên môn đánh giá tốt như cuốn “Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt” (1984), “Câu đơn tiếng Việt” (1987), “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông”, tập 2 (1989)…
Giang Thị Nhung
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất