“Người bạn” của nhà địa chất
Trao đổi với nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại nhà riêng ở phố Thái Thịnh, ngày 4-12-2015, PGS.TSKH Nguyễn Văn Nhân (nguyên Trưởng phòng Khoáng vật, Viện Địa chất - Khoáng sản) cho biết: đối với một nhà địa chất, chiếc búa và chiếc địa bàn luôn là những người bạn không thể thiếu được trên hành trình tìm kiếm và nghiên cứu khoáng sản.
PGS.TSKH Nguyễn Văn Nhân sinh năm 1939 tại Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ông là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc sau năm 1954 và là sinh viên khóa 3 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học (1962), ông được cử về công tác tại Tổng cục Địa chất. Từ năm 1970, sau khi bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ tại Ba Lan, ông về công tác tại Viện Địa chất - Khoáng sản. Từ năm 1989 đến 2005, ông về công tác tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi làm Phó Ban điều hành hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng (trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).
PGS.TSKH Nguyễn Văn Nhân và chiếc búa đặc trưng của nhà địa chất
Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TSKH Nguyễn Văn Nhân kể: "chưa có chỗ nào trên đất nước này có khoáng sản mà tôi chưa từng đặt chân tới”. Ông được coi là chuyên gia có nhiều đóng góp trong nghiên cứu về khoáng vật quặng, địa chất khoáng sản các mỏ kim loại nội sinh, thành hệ quặng nội sinh…
Ngay trong buổi làm việc đầu tiên với nghiên cứu viên, PGS.TSKH Nguyễn Văn Nhân đã tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam chiếc búa và chiếc địa bàn đã gắn bó với ông suốt từ năm 1989. Với ông, đây thực sự là những người bạn thân thiết và là dụng cụ không thể nào thiếu của một nhà địa chất.
PGS.TSKH Nguyễn Văn Nhân bày tỏ sự tin tưởng đối với hoạt động của Trung tâm và sẽ trao tặng những tư liệu của mình cho Trung tâm trong thời gian tới.
Nguyễn Thanh Hóa
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất