Người đam mê ngành Tài chính kế toán
Đó là câu chuyện của PGS.TS Phạm Văn Liên, nguyên Phó giám đốc Học viện Tài chính chia sẻ với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong buổi làm việc vừa qua.
Năm 1977, tốt nghiệp phổ thông, với ước mơ được đóng góp cho nền khoa học tài chính, Phạm Văn Liên thi vào trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính). Tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, ông được giữ lại làm giảng viên bộ môn Tài chính doanh nghiệp, khoa Tài chính doanh nghiệp.
Gần 40 năm, ngoài giảng dạy, PGS Phạm Văn Liên đã thực hiện nhiều đề tài khoa học gắn với những vấn đề trọng điểm của kinh tế đất nước. Nhiều đề tài mang tính ứng dụng cao, như tổ chức công tác tài chính - kế toán ở hợp tác xã nông nghiệp trong điều kiện khoán 10 (năm 1985) được áp dụng trên cả nước gắn với công cuộc cải cách “khoán 10” lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng cơ chế chính sách điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối ở Việt Nam (năm 2004)…
Năm 2016, ông chủ trì đề tài “Chương trình phát triển nông thôn mới vùng núi phía Bắc – Thực trạng và giải pháp tài chính” đã góp phần cung cấp nhiều ý kiến tư vấn cho Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và triển khai “Chương trình nông thôn mới” ở các tỉnh phía Bắc và trên cả nước…
Dành sự quan tâm với nước bạn Lào, ông còn tham gia đề án cấp Chính phủ Lào, góp phần thành lập Học viện Kinh tế tài chính, được Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, nhận được tình cảm thương mến của nhiều đồng nghiệp nước bạn.
Nguyễn Thanh
Tin khác
- Thông báo tổ chức Tọa đàm số 7
- Những kỷ vật còn lại của TS Hoàng Như Tố
- Tiếp nhận tư liệu của PGS.TS Phạm Khắc Hiếu
- Nước ta có gang từ bao giờ?
- Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam: Hành trình 2 năm truyền cảm hứng
- GS.TSKH Lê Đức An: Trọn đời với địa lý, địa mạo Việt Nam
- Thầy giáo U90
- Cuốn sách gắn với nhà nông
- Tọa đàm Quyền và trách nhiệm đối với tài liệu lưu trữ
- Vai trò của nhà thiết kế - chủ đề tọa đàm số 6 tổ chức tại MEDDOM