"Người mẹ" thứ hai
Sáng ngày 6-10-2022, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam có buổi làm việc với PGS.TS Lê Văn Năm (nguyên phó khoa Tin học Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân). Trong buổi làm việc, ngoài việc chia sẻ một số mốc chính về quá trình học tập, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ông dành sự kính trọng, biết ơn khi nhắc đến người chị gái - bà Lê Thị Kinh (1938-2022).
Đối với ông và các anh chị em trong gia đình, bà Lê Thị Kinh không chỉ là chị mà còn là “người mẹ” thứ 2 của mình.
PGS.TS Lê Văn Năm sinh ngày 6-05-1951, tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có 6 anh chị em. Khi được hơn 1 tuổi, ông mồ côi cha, mọi vất vả cuộc sống đè nặng lên đôi vai của người mẹ (bà Hoàng Thị Ngân). Không lâu sau, năm 1966 tai họa lại tiếp tục ập đến gia đình khi mẹ ông đột ngột qua đời, để lại 6 anh chị em. Kể từ đó, mấy chị em bao bọc nương tựa vào nhau để sống, mọi lo toan, gánh nặng lại dồn lên vai người chị cả - bà Lê Thị Kinh. Hàng ngày, bà Kinh lao động vất vả để lo cho các em ăn học.
![]() |
PGS.TS Lê Văn Năm |
Cuộc sống dù có thiếu thốn nhưng bà luôn động viên, khuyến khích các em phải cố gắng học tập. Chính vì vậy, trong tâm thức của PGS.TS Lê Văn Năm bà Kinh không chỉ là người chị mà còn là “người mẹ” thứ hai của mình. Hình ảnh chịu thương chịu khó, sự hi sinh, tảo tần của người chị là nguồn động lực thôi thúc ông luôn cố gắng học tập phấn đấu trong suốt cuộc đời.
TIến Hưng
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất