Người thầy không thể quên
Đó là chia sẻ của GS.TS Lê Quốc Hùng (nghiên cứu viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong buổi làm việc ngày 14-2-2023.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (1970), Lê Quốc Hùng công tác tại Viện Kỹ thuật quân sự (nay là Viện Khoa học và Công nghệ quân sự). Năm 1976, ông trúng tuyển trong kỳ thi nghiên cứu sinh. Sau một năm học ngoại ngữ, ông được cử sang Viện Hàn lâm khoa học Tiệp Khắc học tập. Lúc mới sang, mọi thứ với ông Hùng đều rất bỡ ngỡ, lạ lẫm, nhưng chính sự tận tâm, nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn GS Jiri Koryta đã giúp ông sớm hòa nhập với môi trường mới.
![]() |
GS Jiri Koryta (thứ 2 từ trái) cùng đồng nghiệp chúc mừng NCS Lê Quốc Hùng (thứ 3 từ trái) bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ năm 1980 |
Ngoài tiếp thu kiến thức chuyên môn, ông Hùng luôn ghi nhớ lời thầy rằng: “Nghiên cứu khoa học phải luôn trung thực”. Vì vậy với ông Lê Quốc Hùng, GS Jiri Koryta không chỉ là người thầy mà còn là người bạn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông trong suốt quá trình học tập và làm luận án. Chính nhờ sự giúp đỡ của GS Jiri Koryta và bạn bè mà ông đã bảo vệ thành công luận án “Volt-ampere tuần hoàn của quá trình chuyển điện tích qua gianh giới pha của hai pha lỏng không trộn lẫn” năm 1980.
Nhớ lại những năm tháng học tập nơi xứ người, GS.TS Lê Quốc Hùng xúc động chia sẻ: thầy Jiri Koryta là người cha, người thầy, người tôi không thể nào quên.
Triệu Vũ
Tin khác
- Khoa học và cuộc sống
- Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
- Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
- “Học phải tìm đến gốc”
- Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
- Vì “mê” nên chọn
- Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
- Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
- Tôi đến với chèo là duyên, là phận
- Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất